Lợi thế FTA đưa cà phê Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường khó tính

Hồng Hạnh - 26/10/2024 17:45 (GMT+7)

(VNF) - Tham gia các hiệp định thương mại tự do, giúp hàng hóa của nước ta được tiếp cận dễ dàng hơn vào các thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính, trong đó có CPTPP, EU, UK… Ngày 24/10, Bộ Công Thương tổ chức tại TP HCM.

Đây là nhận định được các chuyên gia thống nhất tại Tọa đàm về hệ sinh thái tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có Hiệp định CPTPP trong lĩnh vực cà phê diễn ra ngày 24/10 taij TP.HCM.

Ông Nguyễn Công Luân, Phó trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu - Sở Công Thương TP. HCM cho biết, kim ngạch xuất khẩu cà phê của TP trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 663,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước (đạt 4,1 tỷ USD).

Trước những diễn biến phức tạp của thị trường quốc tế như xung đột địa chính trị, bảo hộ sản xuất trong nước ngày càng gia tăng… đã đặt ra những thử thách đối với sự phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh của ngành cà phê nước ta.

Đồng thời, tất cả sự thay đổi về chính sách, biến động về cung cầu và khuynh hướng giá cả của các quốc gia tiêu thụ cà phê trên thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến ngành cà phê của nước ta, dẫn đến một số tồn tại, hạn chế.

Hiện nay, Vụ Chính sách thương mại Đa biên đã xây dựng Đề án Hệ sinh thái tận dụng các FTA nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ các FTA, xây dựng văn hóa kết nối, hợp tác, thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp với mong muốn tất cả các chủ thể tham gia hệ sinh thái đều có lợi ích. Từ đó giúp vận hành Hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành cà phê một cách hiệu quả, thiết thực, góp phần xây dựng chuỗi giá trị cho hạt cà phê, đưa sản phẩm cà phê của Việt Nam ngày càng tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên cho hay, đến nay, Việt Nam đã thực thi 16 FTA và tiếp tục đàm phán các FTA khác trong thời gian tới. Điều này tạo ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tận dụng hệu quả các FTA, tăng trưởng doanh thu từ xuất khẩu lớn và ổn định, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội từ các FTA, có nhiều doanh nghiệp chưa thể tận dụng được lợi thế to lớn này vì một số lý do khách và chủ quan khác nhau.

Cụ thể, việc các doanh nghiệp khó đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, khó kiểm soát chất lượng xuất khẩu. Tiếp đến là, thiếu thông tin thị trường quy định và yêu cầu của thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng gặp khó vì thiếu vốn, khó tiếp cận vốn, vướng các quy định của ngân hàng do khác năm tài chính. Tiếp đến, là về các vấn đề tư vấn, hỗ trợ về chính sách, tiếp cận thị trường nước ngoài. Cuối cùng là đa phần các doanh nghiệp cà phê chưa xây dựng được thương hiệu.

“Để xử lý một cách toàn diện và hiệu quả những vấn đề tồn tại nêu trên, mô hình Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA được xây dựng nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích FTA; Xây dựng văn hóa kết nối, hợp tác và thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp”, ông Khanh nói.

Theo đó, hệ sinh thái tận FTA có 4 thành phần chính, gồm: các cơ quan quản lý Trung ương (Các Bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan…); các cơ quan quản lý địa phương (Sở Công Thương, Sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ… của các địa phương; các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức tín dụng (các doanh nghiệp sản xuất chế biến, xuất khẩu, hiệp hội cà phê, các ngân hàng và tổ chức tín dụng); cuối cùng là người nông dân trồng cà phê và các hợp tác xã.

Góp ý cho đề án này, ông Hoàng Trọng Thuỷ, Chuyên gia cao cấp về nông nghiệp nêu thực tế, các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa, cước phí vận tải, chứng nhận vùng trồng, sự vắng bóng của hợp tác xã trong nguồn cung đang đặt ra thách thức với ngành, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê.

"Chúng ta hi vọng, việc xây dựng, thực hiện hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê phát triển bền vững là một yêu cầu khách quan và cấp thiết", chuyên gia Hoàng Trọng Thủy nhấn mạnh.

Về giải quyết khó khăn về vốn, bà Chu Thị Quỳnh Hoa, Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam khẳng định, nếu tham gia vào hệ sinh thái này, Hiệp hội sẽ có vai trò khuyến khích các ngân hàng tham gia tích cực vào hệ sinh thái tận dụng FTA…

“Chỉ cần các chủ thể kinh doanh tốt, các doanh nghiệp có những phương án kinh doanh rõ ràng, hiệu quả, đảm bảo phương án trả nợ tốt thì không có lý gì các ngân hàng lại từ chối cho vay”, bà Hoa nói.

Tận dụng FTA: Năm vấn đề lớn của thủy sản Việt Nam

Tận dụng FTA: Năm vấn đề lớn của thủy sản Việt Nam

Thị trường
(VNF) - Hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra cơ hội to lớn cho ngành thủy sản Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường đầu tư và thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành.
Cùng chuyên mục
Đà Nẵng: Bão Trà Mi quật đổ nhiều cây xanh, giật bung biển quảng cáo

Đà Nẵng: Bão Trà Mi quật đổ nhiều cây xanh, giật bung biển quảng cáo

(VNF) - Do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi), nhiều cây xanh trên địa bàn TP. Đà Nẵng bị ngã đổ, bật gốc đè lên ô tô đậu bên đường của người dân.

Cách nào trị 'bệnh' đấu giá đất giá cao rồi bỏ cọc?

Cách nào trị 'bệnh' đấu giá đất giá cao rồi bỏ cọc?

(VNF) - Nhiều chuyên gia đề xuất cần phải có ngay "thuốc đặc trị" cho tình trạng đẩy giá, thổi giá đất lên cao rồi bỏ cọc đấu giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Nên có cơ chế cho Big4 tăng vốn mỗi năm để tránh mất thời gian

Nên có cơ chế cho Big4 tăng vốn mỗi năm để tránh mất thời gian

(VNF) - Theo ông Phạm Đức Ấn, nếu 4 ngân hàng thương mại nhà nước năm nào cũng phải xin ý kiến các bộ ngành trình Chính phủ rồi Chính phủ trình Quốc hội thông qua thì sẽ tốn rất nhiều thủ tục và mất nhiều thời gian của Quốc hội.

Các địa phương trông chờ đột phá từ đường sắt tốc độ cao

Các địa phương trông chờ đột phá từ đường sắt tốc độ cao

(VNF) - Lãnh đạo các địa phương và doanh nghiệp đánh giá, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam là cơ hội lớn, tạo đột phá mới cho phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các tỉnh miền Trung.

Dệt may Hoà Thọ: Lợi nhuận đi lên, nợ tiếp tục tăng

Dệt may Hoà Thọ: Lợi nhuận đi lên, nợ tiếp tục tăng

(VNF) - Kết quả kinh doanh quý III/2024 cho thấy, lợi nhuận sau thuế của Dệt may Hoà Thọ đạt 74 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn tăng thêm 161 tỷ đồng.

Bầu cử Tổng thống:  Kinh tế Mỹ trước hai ngã rẽ

Bầu cử Tổng thống: Kinh tế Mỹ trước hai ngã rẽ

(VNF) - Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ không chỉ tác động đến chính trị mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế. Kết quả bầu cử có thể thay đổi các chính sách về thuế, thương mại và đầu tư, từ đó tác động trực tiếp đến thị trường tài chính, việc làm và tốc độ tăng trưởng kinh tế của không chỉ nước Mỹ mà trên toàn thế giới.

Quảng Trị: Đấu giá chọn nhà đầu tư làm Khu đô thị Bắc sông Hiếu

Quảng Trị: Đấu giá chọn nhà đầu tư làm Khu đô thị Bắc sông Hiếu

(VNF) - Dự án Nhà ở thương mại tại Khu đô thị Bắc sông Hiếu (giai đoạn 1), có mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng vừa được tỉnh Quảng Trị châp thuận chủ trương đầu tư. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Hà Nam: Tìm DN bỏ vốn 1.403 tỷ làm khu đô thị rộng 45ha

Hà Nam: Tìm DN bỏ vốn 1.403 tỷ làm khu đô thị rộng 45ha

(VNF) - Tỉnh Hà Nam công bố danh mục Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị kết hợp chỉnh trang khu dân cư phía Nam cầu Yên Lệnh thuộc xã Chuyên Ngoại, thị xã Duy Tiên với tổng vốn đầu tư 1.403 tỷ đồng.

Đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp hồ Kẻ Gỗ

Đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp hồ Kẻ Gỗ

(VNF) - Với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng, hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) sẽ được nâng cấp, sửa chữa. Dự kiến khoảng tháng 11/2024 sẽ bắt đầu triển khai và hoàn thành trước mùa mưa lũ 2025.

Ngân hàng Hong Leong kỷ niệm 15 năm hoạt động tại Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong kỷ niệm 15 năm hoạt động tại Việt Nam

(VNF) - Ngày 19/10/2024, Ngân hàng Hong Leong Việt Nam (Hong Leong Việt Nam) vừa tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập với buổi tiệc tri ân, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và thành công tại Việt Nam, đồng thời khẳng định cam kết vững chắc đối với thị trường Việt Nam.