Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Để khai thác tốt các lợi thế ưu đãi từ các FTA, cần chú trọng vào 5 vấn đề chính: nguồn nguyên liệu, tiếp cận vốn tín dụng, thị trường và đơn hàng, quy định từ nước ngoài, và xây dựng thương hiệu.
Đây là khuyến cáo được ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Đa biên đưa ra tại tọa đàm "Hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA" ngày 23/10 tại Cần Thơ.
Bà Vũ Thùy Linh từ Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã chỉ rõ các đề tồn tại trong xuất khẩu thủy sản, như các rào cản thương mại, nguồn cung vật tư, và trách nhiệm với môi trường.
Bà Linh cho rằng việc phát triển bền vững và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế là điều cần thiết.
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cũng nhấn mạnh, lợi thế dài hạn từ các FTA đối với ngành xuất khẩu. Tuy nhiên, ông chỉ ra những thách thức liên quan đến quy định về xuất xứ hàng hóa, cước phí vận tải, chứng nhận nuôi trồng, và vai trò của các hợp tác xã trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, ông cũng lưu ý về vấn đề gỡ bỏ thẻ EC, một thách thức quan trọng đối với ngành thủy sản Việt Nam.
Với đường bờ biển dài 3.260km trải dài từ Bắc vào Nam, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với nguồn thủy sản phong phú và đa dạng. Cùng với đó, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn mang lại lợi thế đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ, cho biết thành phố có thế mạnh về lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn trái. Hiện tại, Cần Thơ có hơn 12.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có 168 doanh nghiệp xuất khẩu. Riêng trong lĩnh vực thủy sản, toàn tỉnh có 66 doanh nghiệp, với hơn 50 đơn vị xuất khẩu sang thị trường EU.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1,793 tỷ USD, tăng 9,83% so với cùng kỳ và đạt 82,11% kế hoạch năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm gạo, thủy sản, may mặc, nông sản chế biến, dược phẩm, thuốc thú y và máy móc thiết bị. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt 405,95 triệu USD, tăng 3,95% so với cùng kỳ và đạt 75,74% kế hoạch.
Đồng thời, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu gồm cá tra phi lê đông lạnh, cá nguyên con, cá đông lạnh, tôm đông lạnh, ghẹ đóng hộp và cá surimi. Các mặt hàng này vẫn duy trì ổn định ở các thị trường chính như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Theo báo cáo, trong 9 tháng đầu năm 2024, Phòng C/O Cần Thơ đã tiếp nhận và cấp 14.013 bộ hồ sơ, tăng 1.928 bộ so với cùng kỳ năm trước, với kim ngạch xuất khẩu đạt 996,7 triệu USD. Trong đó, thị trường EU chiếm 3.115 bộ với kim ngạch 91,92 triệu USD.
Cùng thời gian, Hiệp định CPTPP cũng ghi nhận kết quả tích cực với 1.133 bộ hồ sơ được cấp, chủ yếu cho các mặt hàng gạo và thủy sản, đạt kim ngạch 91,8 triệu USD. Các thị trường chính là Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico và New Zealand.
Ông Huỳnh Thanh Sử, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ, đề xuất một số giải pháp cho thời gian tới, bao gồm tăng cường liên kết với các Bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn. Ông cũng nhấn mạnh việc hoàn thiện các Trung tâm Logistics hạng II và Logistics hàng không tại Cần Thơ, đồng thời tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại với đối tác trong và ngoài nước.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.