Toàn cảnh khu phức hợp 26 tầng của Daewoo E&C tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.
Thị trường đấu giá đất ở Hà Nội những tháng gần đây rất sôi động với sự gia tăng đột biến về số lượng và giá trị. Từ đầu năm đến nay, tổng số tiền trúng đấu giá của các địa phương của Hà Nội đạt trên 11.000 tỷ đồng, trong khi cả năm 2023 đạt khoảng 9.200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thị trường này trong thời gian qua lại gặp nhiều thách thức do tình trạng đầu cơ và thao túng giá, dẫn đến mức giá trúng thường vượt xa giá khởi điểm và tạo nên mặt bằng giá ảo. Một số khu vực như Thanh Oai và Hoài Đức ghi nhận các trường hợp trúng đấu giá nhưng người mua không hoàn tất nghĩa vụ tài chính, thậm chí bỏ cọc, gây khó khăn cho quá trình phát triển bền vững của thị trường bất động sản và tạo dư luận không tốt.
Gần đây, Hà Nội đã điều chỉnh khung giá và tiếp tục các biện pháp quản lý nhằm kiểm soát tình trạng này, nhưng vẫn cần thời gian để các giải pháp mang lại hiệu quả.
Theo kế hoạch, trong tháng 11, phân khúc đất đấu giá sẽ tiếp tục "nóng" trên nhiều địa bàn của Hà Nội trong như các huyện Thường Tín, Hoài Đức, Thanh Oai, Quốc Oai, Phúc Thọ.
Trong đó, đáng chú ý, huyện Thanh Oai sẽ được tổ chức đấu giá đất sau gần 2 tháng tạm dừng để rà soát, kiểm tra các điều kiện pháp lý.
Được biết, đây là phiên đấu giá 25 lô đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động được tổ chức vào sáng 16/11 tại nhà thi đấu huyện Thanh Oai.
Tại huyện Hoài Đức, khu vực Lòng Khúc, xã Tiền Yên, sẽ có 52 lô đất được chia làm 2 đợt đấu giá. Đây là nơi từng ghi nhận giá trúng đấu giá lên đến 133 triệu đồng/m2 với phiên đấu giá xuyên đêm hồi tháng 8.
Có một thực tế cho thấy, sau mỗi cuộc đấu giá đất, tình trạng bỏ cọc và đẩy giá lên cao diễn ra phổ biến tại nhiều khu vực, đặc biệt ở Hà Nội. Hiện tượng này tạo ra hệ lụy nghiêm trọng cho thị trường bất động sản, dẫn đến nhiều khu đất nền, khu đô thị bị bỏ hoang và làm gia tăng tình trạng đầu cơ.
Khi nhà đầu tư không có ý định sử dụng thực tế mà chỉ tham gia đấu giá để bán lại hoặc chuyển nhượng với giá cao hơn, thị trường dễ trở nên bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua thực sự cũng như cho nền kinh tế.
Nêu giải pháp để làm lành mạnh thị trường này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho biết trong thời gian qua, các cuộc đấu giá tại Hà Nội đã cho thấy nguồn cung bất động sản đang thiếu hụt so với nhu cầu thực tế của thị trường, trong khi một số nhà đầu tư cố ý đẩy mặt bằng giá lên cao, đặc biệt tại các khu vực ngoại thành.
Theo ông Thịnh, điều này cho thấy cần phải thay đổi cơ chế đấu giá. "Trước hết, nên áp dụng các quy định phù hợp với giá thị trường tại khu vực đấu giá, từ đó đặt ra mức đặt cọc cao hơn để sàng lọc đối tượng tham gia nghiêm túc hơn", ông nói.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng cho rằng cần có quy định chặt chẽ để ngăn chặn đầu cơ và tình trạng mua bán "giấy tay" như chỉ cho phép người đặt cọc đứng tên sổ đỏ để tránh việc sang nhượng trái phép. Đồng thời, yêu cầu người trúng đấu giá phải sở hữu đất ít nhất 5 năm trước khi được phép chuyển nhượng sẽ giúp giảm bớt hoạt động đầu cơ.
Bên cạnh đó, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, nên có thời hạn xây dựng nhà ở cụ thể, chẳng hạn trong vòng hai năm từ khi trúng đấu giá, nhằm giảm tình trạng đất nền bỏ hoang.
Về phương án tổ chức đấu giá, có ý kiến cho rằng nên chuyển sang đấu giá theo lô dành cho doanh nghiệp thay vì đấu giá từng cá nhân. Tuy nhiên, vị chuyên gia kinh tế cho rằng phương án này cần được đánh giá kỹ để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.