Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
UBND TP. Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo "Quy định về điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn thành phố".
Dự thảo nhằm cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai 2024, xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, giúp quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả, đồng thời bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn Thủ đô.
Theo dự thảo, nếu tách thửa không hình thành lối đi mới, tại phường, thị trấn, thửa đất phải bảo đảm chiều dài từ 4m trở lên, chiều rộng tiếp giáp đường giao thông từ 4m trở lên và diện tích ngoài chỉ giới đường đỏ không nhỏ hơn 50m2. Trong khi đó, tại xã vùng đồng bằng, diện tích tối thiểu là 80m2. Còn tại xã vùng trung du, diện tích tối thiểu là 100m2 và tại xã miền núi, diện tích tối thiểu là 150m2.
Đối với trường hợp tách thửa có hình thành lối đi, lối đi phải có chiều rộng mặt cắt ngang từ 3,5m trở lên đối với thị trấn, 4m trở lên đối với khu vực đồng bằng và 5m trở lên đối với khu vực trung du, miền núi.
Về đất phi nông nghiệp, quy định này áp dụng cho các thửa đất ngoài trường hợp được nhà nước giao hoặc cho thuê để thực hiện dự án. Tại phường, thị trấn, đối với đất thương mại, dịch vụ, thửa đất mới phải có chiều rộng tiếp giáp đường giao thông từ 10m trở lên và diện tích không nhỏ hơn 400m2.
Đối với các loại đất phi nông nghiệp khác, quy định là phải có chiều rộng từ 20m trở lên và diện tích không nhỏ hơn 1.000m2. Tại các xã khác, đối với đất thương mại, dịch vụ, diện tích không nhỏ hơn 800m2 và đối với đất phi nông nghiệp khác, diện tích không nhỏ hơn 2.000m2.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, việc chia tách thửa đất cần thực hiện sao cho bảo đảm sự phát triển bền vững của đô thị và nâng cao chất lượng đời sống dân sinh. Các quy định về chia tách thửa đất phải cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của người dân và mục tiêu phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại.
Điều này đòi hỏi việc phân lô, tách thửa đất không chỉ tuân thủ tiêu chí về diện tích và hạ tầng kỹ thuật, mà còn cần cân nhắc kỹ lưỡng về quy hoạch đô thị và không gian sống.
Được biết, hiện tại việc tách thửa ở Hà Nội áp dụng theo Quyết định số 20/2017. Theo đó, lô đất sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu 30m2 với các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mức giao đất ở mới (tối thiểu) với các địa bàn còn lại.
Bước tiến cải tiến đô thị
Trao đổi về vấn đề trên với VietnamFinance, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc EZ Property, cho rằng đề xuất tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2 ở Hà Nội mang lại nhiều ý nghĩa tích cực. Trước hết, điều đó giúp hạn chế tình trạng phân lô đất quá nhỏ, dẫn đến việc xây dựng những căn nhà nhỏ chật hẹp, như những khu "ổ chuột", vốn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.
"Việc nâng lên 50m2 là cần thiết để đảm bảo mật độ dân cư hợp lý, giúp cải thiện hạ tầng xã hội và môi trường sống trong các khu dân cư", ông Toản nhấn mạnh.
Đối với lo ngại quy định trên sẽ tác động đến thị trường bất động sản, ông Toản cho rằng tác động này là không nhiều. Theo ông, mặc dù quy định này có thể làm giảm nguồn cung đất nhỏ, đặc biệt ảnh hưởng đến những nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ, tuy nhiên việc này vẫn được đánh giá là phù hợp.
"Khi diện tích tối thiểu là 50m2, tổng giá trị của mỗi thửa đất sẽ cao hơn, làm giảm khả năng tiếp cận của những người mua với ngân sách nhỏ, nhưng điều này cũng góp phần kiểm soát tình trạng đầu cơ và phân lô bán nền không kiểm soát", ông Toản nói.
Ngoài ra, theo Tổng giám đốc EZ Property, trong các khu vực đô thị đông đúc, việc này sẽ giúp giảm tải áp lực lên hạ tầng và dân số, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, ông Toản cũng lưu ý quy định này cần được áp dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng khu vực để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản và quyền lợi của người dân.
Cũng cho ý kiến về quy định diện tích tách thửa tối thiểu là 50m2 trở lên, ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng việc này chắc chắn sẽ tác động đến những người có thu nhập thấp, vì họ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc mua đất.
"Trước đây, với diện tích 30m2, nhiều người có thể cố gắng gom góp để mua được, nhưng với diện tích 50m2, số tiền cần có sẽ lớn hơn, gây ra khó khăn cho họ", ông Võ nói.
Tuy nhiên, theo ông Đặng Hùng Võ, khi nhìn về tương lai, có thể thấy rằng mọi người sẽ dần dần có thu nhập cao hơn, giúp họ có khả năng tiếp cận những thửa đất lớn hơn. Vì vậy, dù quy định này có thể tạo ra khó khăn trong ngắn hạn cho một số người, nhưng không ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản nói chung.
"Trên thực tế, quy định này sẽ loại bỏ những bất động sản quá nhỏ, giúp thị trường phát triển theo hướng bền vững và tạo ra một môi trường đô thị rộng rãi, hiện đại hơn", ông Võ nhấn mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.