Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thị trường tài chính luôn chuyển động do các quỹ tổ chức và nhà đầu tư tìm cách tái cân bằng danh mục đầu tư và tìm kiếm cơ hội mới. Việc này cũng được thúc đẩy bởi các yếu tố địa chính trị, tình hình kinh tế thực tế và khả năng sinh lời tại những khu vực đầu tư mới. Nếu chỉ nhìn vào 1 thời điểm nhất định, khó mà nhận thấy được sự dịch chuyển của hoạt động tài chính, nhưng nếu xét trong một quãng thời gian đủ dài, không khó để nhận thấy xu hướng của sự dịch chuyển này.
Thông qua dữ liệu trong ấn bản thứ 32 của Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI), có thể nhận thấy xu hướng dịch chuyển của các hoạt động tài chính toàn cầu bắt đầu rời xa các trung tâm truyền thống ở Bắc Mỹ và châu Âu để hướng tới châu Á. GFCI là ấn bản được công bố nửa năm 1 lần, do Viện Phát triển Trung Quốc ở Thâm Quyến và tổ chức tư vấn Z/Yen Partners có trụ sở tại London đồng xuất bản.
Cụ thể, GFCI 32 xếp Singapore và Hong Kong là 2 trong số 4 trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, sau New York và London – những trung tâm tài chính lâu đời. Ngoài Singapore và Hong Kong, 3 thành phố khác của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến cũng lọt vào top 10. Điều này khẳng định rằng xu hướng chuyển hướng sang châu Á vẫn tiếp tục diễn ra, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 và những bất ổn địa chính trị như cuộc chiến quân sự của Nga và Ukraine.
Giáo sư Sumit Agarwal, giáo sư nổi tiếng về tài chính, kinh tế và bất động sản tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Rõ ràng là trung tâm tăng trưởng kinh tế thế giới hiện đang ở châu Á. Nơi đây tập trung quá nhiều hoạt động sản xuất và nhu cầu về các dịch vụ tài chính”. Ông Agarwal nói thêm: “Các quốc gia từ Trung Quốc, Ấn Độ đến Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, với dân số đông, đang mở cửa và đạt được mức độ toàn diện tài chính cao hơn. Chỉ riêng ở Ấn Độ, 500 triệu tài khoản ngân hàng mới đã được mở trong vài năm qua và điều đó tạo ra một số lượng lớn các nhà đầu tư tiềm năng”.
Theo các chuyên gia kinh tế, có 3 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới việc quyết định địa điểm rót tiền của các nhà đầu tư. Đầu tiên là khả năng kết nối của khu vực, vì nó tạo khả năng tiếp cận dễ dàng và cho phép cả người dân và người không cư trú chuyển các khoản tiền đến và đi từ các trung tâm tài chính khác mà không bị chậm trễ. Thứ hai là tính ổn định chính trị, nghĩa là địa phương đó có hệ thống luật pháp đáng tin cậy và một môi trường chính trị xã hội không dễ bị thay đổi bất ngờ. Thứ ba là mức độ sôi động của nền kinh tế, được đo lường bởi hoạt động của các ngành công nghiệp lâu đời, các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu và các cơ hội quốc tế.
Sự ra đời của công nghệ tài chính, hay fintech, được cho là một trong những yếu tố thúc đẩy sự dịch chuyển vốn toàn cầu nhờ tăng cường khả năng kết nối. Nhờ tốc độ và sức mạnh ngày càng tăng của internet, ngày càng có nhiều giải pháp giúp mọi người có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng dễ dàng hơn, từ những cá nhân có thu nhập cao ở thành phố (HNWI) đến những chủ tài khoản mới ở khu vực nông thôn.
Nghiên cứu cho thấy hoạt động đầu tư thông qua truy cập internet ở các thị trấn nhỏ hơn ở Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng nhanh và khó có thể đạt đỉnh sớm. Ngoài ra, trong năm 2021, khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng chứng kiến khoản đầu tư cổ phần tư nhân kỷ lục 296 tỷ USD. Những bước phát triển này có nghĩa là các ngân hàng lớn trong khu vực có vị thế quốc tế tốt và các dịch vụ kỹ thuật số mạnh mẽ sẽ có vị thế tốt để khai thác các cơ hội đang phát triển.
Lấy một ví dụ tiêu biểu tại Singapore, địa điểm được coi là trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu tại châu Á. Singapore từ lâu đã tận dụng vị trí địa lý và tính đa văn hóa của mình để phát triển thành một trung tâm tài chính và kinh doanh quốc tế, và kết quả là đã xây dựng được một hệ sinh thái mạnh mẽ có thể hỗ trợ sự phát triển của ngân hàng tư nhân và quản lý tài sản.
Trong số những ngân hàng phát triển tại đảo quốc này có DBS, từ năm 2009 vẫn là ngân hàng châu Á được xếp hạng cao nhất trong danh sách Ngân hàng An toàn nhất Thế giới hàng năm của tạp chí Global Finance. Là ngân hàng lớn nhất của Singapore, DBS được coi là đi đầu trong việc áp dụng công nghệ, với 99% các ứng dụng của họ được kích hoạt trên nền tảng đám mây, theo Steven Ong, giám đốc điều hành kiêm người đứng đầu DBS Treasures Singapore. Ngân hàng tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) để đánh giá cảnh báo đầu tư nào sẽ phù hợp với từng khách hàng, cung cấp những thông tin hữu ích và sát sao với tình hình tài chính từng cá nhân.
Trên khắp thế giới, việc các cơ quan quản lý tài chính thúc đẩy các công ty công bố kết quả hoạt động về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc tăng mong muốn của công chúng đối với tài chính bền vững. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm ngoái bởi công ty tư vấn toàn cầu Accenture với 3.200 nhà đầu tư giàu có trên 8 thị trường châu Á, chỉ 32% cho biết họ đang đầu tư theo các dòng ESG, vốn bị tụt hậu so với xu hướng toàn cầu. Tuy nhiên, chính điều này cũng mở ra những cơ hội to lớn để tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm đầu tư ESG. Khi các nền kinh tế châu Á tiếp tục phát triển, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ để mắt đến lĩnh vực đầu tư ESG còn khiêm tốn ở khu vực này.
Không thể phủ nhận, khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện đang có một hồ sơ “sáng láng” trong mắt các nhà đầu tư, với khả năng kết nối tăng cao, thể chế ngày càng hoàn thiện và những nền kinh tế sôi động. Bên cạnh đó, khu vực này còn đang không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy các hoạt động kinh tế để thu hút nguồn vốn và được hưởng lợi nhờ sự mở cửa của Trung Quốc sau 3 năm “đóng cửa”.
Những bước phát triển này đang giúp cải thiện triển vọng trên toàn khu vực, với tốc độ tăng trưởng được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến sẽ tăng lên 4,7% trong năm nay, biến châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực năng động nhất trong số các khu vực lớn trên thế giới và là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại. Riêng Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ đóng góp hơn một nửa tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, và phần còn lại của châu Á đóng góp thêm khoảng 1/4. Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều đang quay trở lại mức tăng trưởng mạnh mẽ trước đại dịch.
Tuy nhiên, cũng không thể phớt lờ những nguy cơ ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế mà khu vực này đang phải đối mặt, như lạm phát tăng cao và chương trình tăng lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ (Fed), những bất ổn chính trị lẻ tẻ tại một số quốc gia. Ngoài ra, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng tại một số khu vực không đi kèm với sự phát triển cơ sở vật chất, con người, gây ra một số bất cập. Do đó, các chuyên gia kinh tế đều đánh giá đầu đánh giá châu Á sẽ tiếp tục là điểm sáng đầu tư trong năm nay, nhưng cũng cảnh báo các nhà đầu tư nên thận trọng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.