Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngay sau khi làn sóng lây nhiễm bắt đầu giảm bớt, các biện pháp hạn chế do Covid-19 dần được dỡ bỏ vào cuối năm ngoái, hoạt động kinh doanh trở lại bình thường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Theo đó, các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đạt mức cải thiện lớn nhất trong hơn một thập kỷ, thị trường nhà đất trở lại ổn định.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của quốc gia này đã tăng lên 52,6 điểm vào tháng trước, chỉ số PMI phi sản xuất chính thức (bao gồm dịch vụ và xây dựng) đã được cải thiện lên 56,3 điểm. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2012, vượt qua dự đoán của nhiều nhà kinh tế.
Số liệu tích cực đã thành công làm tăng giá cổ phiếu trong nước, thúc đẩy sự phục hồi của hàng hoá. Chỉ số Hang Seng China Enterprises (chỉ số theo dõi cổ phiếu các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoản Hong Kong) ghi nhận tăng 3%, đồng NDT ở nước ngoài tăng 0,3%; dầu thô WTI tăng 0,5%; đồng, nhôm và quặng sắt cũng đồng loạt tăng.
Nhà thống kê cấp cao tại NBS, Zhao Qinghe chia sẻ, làn sóng Covid hiện đã lắng xuống, thúc đẩy chỉ số PMI của tháng 2, đồng thời, các biện pháp ổn định tăng trưởng trong nước cũng đã bắt đầu có hiệu lực.
Zhou Hao, nhà kinh tế trưởng tại Guotai Junan International, nhận định mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các số liệu PMI, nhưng nền kinh tế vẫn sẽ phục hồi vững chắc vào đầu năm 2023, đặc biệt là khi Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục đưa ra các chính sách hỗ trợ tốt hơn nữa để đẩy mạnh việc phục hồi kinh tế.
Sự phục hồi của Trung Quốc cũng đang tạo ra những tín hiệu tích cực trong hoạt động sản xuất của các nước trong khu vực châu Á.
Theo đó, PMI tại Thái Lan, Việt Nam và các nhà sản xuất Đông Nam Á khác đã có dấu hiệu tăng trong những tháng đầu năm. Thái Lan công bố chỉ số PMI đạt 54,8 điểm vào tháng trước khi nước này tiến hành đẩy mạnh sản xuất. Chỉ số PMI tại Việt Nam cũng tăng mạnh từ mức 47,4 trong tháng 1 lên mức 51,2 trong tháng 2.
Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nhìn nhận: “Việc cải thiện các điều kiện về nhu cầu trong nước và quốc tế đã “thổi luồng sinh khí mới” vào lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 2”.
Ở Bắc Á, PMI của Đài Loan cũng ghi nhận tăng trở lại nhưng vẫn ở mức dưới 50 điểm.
“Các chỉ số PMI của tháng 1 cho thấy, nền kinh tế đang từng bước được tái sinh, thậm chí nhanh hơn mức phục hồi tại giai đoạn đầu năm 2020. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, song, sự phục hồi sẽ vẫn được duy trì trong quý II”, các nhà kinh tế học nêu quan điểm.
Trước tình hình tích cực trong khu vực, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng lên tiếng sẽ ưu tiên tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự phục hồi trong năm nay.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.