Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo về việc trích lập, sử dụng số dư quỹ bình ổn giá với mặt hàng xăng dầu đến hết quý IV/2020.
Theo đó, trong quý cuối cùng của năm 2020, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước đã tiến hành trích lập tổng cộng 794 tỷ đồng vào quỹ bình ổn giá xăng dầu, chỉ bằng 1/2 so với số trích lập quý liền trước.
Ở chiều ngược lại, tổng số tiền quỹ bình ổn đã chi ra trong thời gian này (từ 1/10/2020 đến 31/12/2020) là 1.614 tỷ đồng, cao hơn so với mức trên 1.500 tỷ đồng quý III/2020.
Với chênh lệch trích lập - sử dụng như trên, tổng số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu đến cuối năm 2020 đạt 9.235 tỷ đồng, giảm hơn 800 tỷ đồng so với mức cao kỷ lục từng ghi nhận được hồi cuối quý III/2020.
Ngoài ra, với số chi hơn 1.600 tỷ đồng trong quý cuối cùng của năm 2020, bình quân mỗi ngày quỹ bình ổn giá xăng dầu đều phải chi ra gần 18 tỷ đồng cho hoạt động bình ổn giá mặt hàng thiết yếu nói trên.
Nếu tính trong cả năm 2020, mức chi quỹ bình ổn giá xăng dầu của các doanh nghiệp vào khoảng gần 3.800 tỷ đồng, tương đương mức chi hơn 10 tỷ đồng/ngày trong cả năm. Năm 2019 trước đó, tổng số tiền quỹ đã chi ra để bình ổn giá xăng dầu trong nước vào khoảng 8.000 tỷ đồng, tương đương 22 tỷ/ngày.
Ngoài ra, cũng trong quý cuối năm 2020 vừa qua, số tiền lãi phát sinh trên số dư quỹ dương của quỹ đạt gần 5,7 tỷ đồng và lãi phát sinh trên số dư quỹ âm là 0 đồng.
Trong đợt điều chỉnh giá xăng gần nhất (chiều 10/2 tức 29 tháng Chạp âm lịch) liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định giữ nguyên giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu.
Giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 16.309 đồng/lít và xăng RON 95 là 17.270 đồng/lít. Giá bán đối với mặt hàng dầu diesel cũng được giữ nguyên ở mức 13.042 đồng/lít; dầu hỏa là 11.908 đồng/lít và dầu mazut là 12.622 đồng/kg.
Tại kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Tài chính - Công Thương ngừng trích lập quỹ bình ổn giá đối với tất cả loại xăng dầu.
Trước đó, trong văn bản tham gia góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính đã thống nhất với Bộ Công Thương giảm thời gian điều chỉnh giá xăng dầu trong nước từ 15 ngày hiện nay xuống còn 10 ngày. Mục đích chính là để việc điều hành giá xăng dầu trong nước phản ánh sát diễn biến thế giới, khắc phục hạn chế mất cân đối cung cầu do độ trễ về giá trong trường hợp xăng dầu thế giới biến động mạnh.
Trong hoạt động quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ này cũng cho biết còn một số ý kiến khác nhau về quỹ nhưng từ kết quả thực hiện thời gian qua cho thấy đây vẫn là một công cụ kinh tế và giải pháp có tính khả thi, hiệu quả, góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước, qua đó góp phần ổn định mặt bằng giá cả chung.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.