Chiết khấu sách giáo khoa: Tiêu vào đâu và ai được hưởng?

Mai Anh - 12/08/2023 12:06 (GMT+7)

(VNF) - Câu chuyện chiết khấu sách giáo khoa (SGK) đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Thực tế, mức chiết khấu là một cấu phần quan trọng của giá SGK và được kê khai đầy đủ với Cục Quản lý giá.

Phần chi phí được kê khai để quản lý giá

Mức chi phí phát hành (chiết khấu) tối đa đối với SGK phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%. Năm học 2022-2023 đối với cách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.

Thông tin trên được đề cập tại kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông”.

Thực tế, chiết khấu được hiểu là phần phí phát hành mà các cấp đại lý trong kênh phân phối dùng để chi trả cho các chi phí trong toàn bộ quá trình bán hàng. Phần chi phí này dùng để chiết khấu lại cho các đại lý cấp dưới; chi trả cho việc thực hiện các công tác tiếp thị, khuyến mại giảm giá, kho bãi, bao bì, vận chuyển (tới đại lý, nhà trường), bù hao (rách, hỏng do vận chuyển), bảo hiểm hàng hóa; chi phí nhân công, chi phí vốn, chi phí quản lý... thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đối với các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, phần phí phát hành này được dùng để chi trả cho chi phí mặt bằng (thuê địa điểm), chi phí vận hành (điện, nước), khấu hao, bao bì, chi phí nhân công (tiền lương bảo hiểm), chi phí vốn, thực hiện các nghĩa vụ thuế và lợi nhuận còn lại.

Theo thông tin của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong văn bản kê khai giá SGK của các nhà xuất bản gửi Bộ Tài chính, có hai văn bản gồm: Bảng kê khai mức giá, bảng xây dựng hình thành mức giá bán SGK. Các khoản chi trong bảng kê khai giá của các nhà xuất bản bao gồm: Chi phí giấy, công in, nhuận bút, tổ chức bản thảo, chi phí quản lý, chi phí lưu thông, bán hàng, chi phí tích hợp công nghệ 4.0, lợi nhuận của Nhà xuất bản...

Trong phương án kê khai giá của các Nhà xuất bản gửi Bộ Tài chính có mục chi “Chiết khấu phát hành” kết cấu vào chi phí để xác định giá SGK. Tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có quy định hạch toán chi chiết khấu thương mại của doanh nghiệp, là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Chiết khấu không phải là hoa hồng

Mới đây, Nhà xuất bản Giáo dục đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để làm rõ mức chi phí phát hành trong nội dung nêu trên là chi phí cho khâu lưu thông, cung ứng, triển khai thị trường… đối với SGK theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Chi phí này được cấu thành bởi hai khoản mục: Chi phí phát hành (chiết khấu) và chi phí triển khai thị trường bao gồm tuyên truyền, giới thiệu, tập huấn sử dụng SGK mới…

Trong đó, chiết khấu là khoản chi phí chi trả cho các đơn vị phát hành trong toàn bộ kênh phân phối để thực hiện khâu lưu thông, cung ứng sách từ kho của Nhà xuất bản tới tận tay học sinh trên mọi vùng miền trong cả nước. Chi phí phát hành bao gồm: Chi phí thuê kho bãi, chi phí vận chuyển – bốc xếp hàng hóa; chi phí phục vụ bán hàng và quản lý doanh nghiệp như nhân công, khấu hao tài sản cố định, chi phí cho cửa hàng bán lẻ…

“Chiết khấu đối với SGK phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022 là 23% giá bìa. Năm học 2022-2023 giảm xuống còn 22,5% giá bìa. Năm học 2023-2024 tiếp tục giảm còn 21% giá bìa”, Nhà xuất bản Giáo dục cho biết.

Còn chi phí triển khai thị trường chỉ xuất hiện đối với SGK theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trong bối cảnh một chương trình nhiều SGK. Chi phí này bao gồm các khoản chi cho công việc: hội thảo giới thiệu sách tại địa phương, tập huấn sử dụng SGK, tuyên truyền, quảng cáo… Chi phí triển khai thị trường đối với SGK phục vụ năm học 2020-2021 là 6% giá bìa. Năm học 2022-2023 giảm xuống còn 5,5% giá bìa. Năm học 2023-2024 tiếp tục giảm còn 5% giá bìa.

Trong văn bản trả lời Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy vào tháng 6/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thông tin về chi phí bán hàng của Nhà xuất bản Giáo dục trên cơ sở báo cáo của đơn vị này. Theo đó, chi phí bán hàng của công ty gồm: lương nhân viên, chi phí thuê kho tàng, văn phòng, khấu hao tài sản cố định, chi phí phát triển thị trường, dịch vụ mua ngoài, chi phí khác.

Như vậy, có thể thấy chiết khấu không phải là một dạng “hoa hồng” khi phát hành sách giáo khoa. Ngược lại, đây là chi phí được hạch toán đầy đủ trong các báo cáo tài chính và được kê khai rõ ràng với Cục Quản lý giá để phục vụ cho công tác phát hành sách đến tay người tiêu dùng. Chiết khấu lưu thông của Nhà xuất bản Giáo dục trong bảng kê khai giá năm 2023 là 21%, giảm 1,5% so với năm trước.

“Để giảm được tỉ lệ này, Nhà xuất bản Giáo dục đã phải vận động hệ thống đối tác phát hành, các đại lý chia sẻ. Bởi vì thật sự hệ thống đại lý không mặn mà với việc phát hành sách giáo khoa vì chi phí nhiều như vận chuyển nhỏ lẻ, đóng gói... nên tỉ suất lợi nhuận thấp. Điều này cũng gây ra tình trạng thiếu sách giả tạo trên thị trường. Sách có trong kho Nhà xuất bản mà đại lý không nhận hàng”, một chuyên gia phát hành chia sẻ.

Tại buổi góp ý thực hiện chương trình SGK mới do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức mới đây, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nhận định, cần phải quản lý chặt chẽ cả về giá lẫn cách thức phát hành SGK vì đây là mặt hàng đặc biệt.

Còn theo Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa, Bộ GD-ĐT cần ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất SGK để các nhà biên soạn căn cứ vào đó sản xuất. Chẳng hạn như một cuốn sách sẽ hết bao nhiêu giấy, giấy loại gì... và các đơn vị xuất bản cần phải tuân thủ.

Theo ông Thỏa, Bộ GD-ĐT cũng cần ban hành quy chế giá riêng cho SGK ngoài quy định chung do Bộ Tài chính ban hành. Quy chế này cần quy định những chi phí nào nhà sản xuất được phép tính vào giá thành, chi phí nào không được phép. Bên cạnh đó, cần quy định về lợi nhuận, do đây cũng là một yếu tố để kiểm soát giá sách không bị quá cao so với mức chi tiêu của người dân.

Trong khi đó, văn bản của Chính phủ gửi đoàn giám sát do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn ký ngày 4/8 cho hay: "Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng mức giá trần của SGK theo quy định để tăng cường quản lý của Nhà nước đối với giá".

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.