Chính sách quản lý thuốc lá mới: Xem xét toàn diện cơ sở khoa học trong nước và quốc tế

Thu Hằng - 28/06/2024 10:10 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công Thương và Bộ Y tế hiện vẫn chưa đạt được thống nhất trong quan điểm về thiết kế chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới. Để có 1 chính sách cho sản phẩm mới này, các nhà hoạch định chính sách tại m cần tham khảo các thông tin cập nhật, thực tế, đa chiều, toàn diện về sản phẩm để đưa ra chính sách quản lý phù hợp.

Những kết luận mới

Tại hội nghị Các bên về Kiểm soát thuốc lá lần thứ 10 (COP10) được tổ chức từ ngày 5-10/2/2024 với sự tham gia của các nước thành viên thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chuyên gia đều đồng tình trên cơ sở đã có nhiều dữ liệu đời thực phản ánh những tác động tích cực của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới đem lại cho những người không cai được thuốc lá truyền thống.

Theo đó, đại biểu các quốc gia đồng ý thành lập nhóm chuyên trách để tiếp tục xem xét, đánh giá và đưa ra khuyến nghị thích hợp vào kỳ họp COP11 (dự kiến sau 2 năm) đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng thay vì đưa ra kết luận tại kỳ họp năm 2024.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Addiction và được tài trợ bởi Cancer Research UK cho thấy rằng việc sử dụng thuốc lá điện tử trong các nỗ lực bỏ hút thuốc lá tăng lên từ năm 2011 trở đi, tỷ lệ cai thuốc lá thành công cũng tăng theo. Kết quả khảo sát từ năm 2017 đã cho thấy hơn 50.000 người đã cai được thuốc lá nhờ biện pháp thuốc lá thế hệ mới, đặc biệt là thuốc lá điện tử, cho đến nay con số còn có thể tăng hơn thế.

Theo báo cáo vào tháng 9/2022 của Văn phòng Cải thiện Sức khỏe và Bất bình đẳng Y tế mang tên “Vaping Nicotine in England” (Tạm Dịch: Sử Dụng Thuốc Lá Điện Tử Nicotine ở Anh): Hơn một nửa số người từng hút thuốc lá điện tử dùng thuốc lá điện tử để giúp họ cai thuốc lá hoàn toàn hoặc để giúp họ cai thuốc lá.

Thông cáo báo chí từ Học viện Y khoa Quốc gia Pháp cho rằng thuốc lá điện tử là một biện pháp hỗ trợ để ngăn chặn hoặc giảm bớt việc tiêu thụ thuốc lá của những người hút thuốc.

Còn Thụy Điển thúc đẩy việc sử dụng các dạng thuốc lá và nicotin không đốt cháy ít độc hại hơn như túi ngậm chứa nicotin và thuốc lá điện tử…

Chỉ ra thành công đáng chú ý của Thụy Điển, Giáo sư Zimlichman, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tim mạch Brunner thuộc Khoa Y Sackler, Đại học Tel Aviv , Israel chỉ ra rằng: “Ở Thụy Điển, việc chuyển sang các giải pháp thay thế không khói đã giúp giảm 70% số ca tử vong liên quan đến hút thuốc so với các nước láng giềng”.

Giáo sư Zimlichma cũng nhấn mạnh bằng chứng từ các quốc gia như Thụy Điển, Nhật Bản và Vương quốc Anh đang rất thuyết phục. Áp dụng các chiến lược giảm thiểu tác hại, chẳng hạn như chuyển sang các hệ thống phân phối nicotin thay thế, đã dẫn đến sự giảm đáng kể về tỷ lệ tử vong và kết quả sức khỏe cộng đồng được cải thiện và hiệu quả”.

Ở Philippines, năm 2022 cũng đã ban hành Đạo luật Cộng hòa số 11900, còn gọi là "Đạo luật quản lý các sản phẩm nicotin hóa hơi và không chứa nicotin" để quản lý các sản phẩm nicotin hóa hơi và không chứa nicotin và các sản phẩm thuốc lá mới.

Đạo luật ra đời nhằm mục đích giảm thiểu tác hại do hút thuốc gây ra bằng cách thiết lập một khung pháp lý mạnh mẽ cho việc nhập khẩu, sản xuất, bán và phân phối các sản phẩm nicotin và không chứa nicotin dạng hóa hơi. Luật này hứa hẹn sẽ giúp bảo vệ trẻ vị thành niên và hạn chế các hoạt động liên quan đến thuốc lá xung quanh trường học.

Năm 2022, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới/sản phẩm hóa hơi lên tới gần 3 tỷ USD đã được Chính phủ Philippines tài trợ cho các dịch vụ các dự án cơ sở hạ tầng và phục hồi sau đại dịch COVID-19... Nước này cũng đang nghiên cứu "Đạo luật chống phá hoại kinh tế nông nghiệp" để chống buôn lậu thuốc lá.

Đánh giá toàn diện để đưa ra chính sách quản lý phù hợp

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 4/6/2024, liên quan đến nội dung trên, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, kinh doanh thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được điều chỉnh bởi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và Nghị định số 67/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

Tuy nhiên, sản phẩm thuốc lá thế hệ mới bao gồm cả thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng thì chưa được định nghĩa cụ thể trong luật hiện hành. Bộ trưởng cho rằng đây là một “khoảng trống pháp lý” cần được bổ sung.

Bộ Công Thương cũng đã đề xuất Bộ Y tế đánh giá toàn diện về thuốc lá mới trên góc độ khoa học, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng chống tác hại của thuốc lá.

Cũng theo Bộ trưởng, các vi phạm đối với thuốc lá truyền thống hay thuốc lá thế hệ mới hiện nay chủ yếu là do nhập lậu. Do đó, lực lượng chức năng cần ngăn chặn ngay từ biên giới, khi đã vào nội địa rồi việc quản lý gặp nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, kinh doanh thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được điều chỉnh bởi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và Nghị định số 67/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Trước đó, tại phiên giải trình ngày 4/5, ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội, đã đề xuất nhận diện chính xác và đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Ông Mẫn nhấn mạnh: “Quản lý phải trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bằng chứng thực tiễn, phân tích các tác động đến người tiêu dùng, doanh nghiệp, năng lực cơ quan quản lý Nhà nước”.

Vì vậy, Bộ Y tế cần có bằng chứng nghiên cứu đầy đủ về khoa học đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng.

Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc Hội cũng cũng từng chia sẻ, cần có đầy đủ thông tin khoa học, dựa trên nghiên cứu cụ thể, và tham khảo, thừa nhận những căn cứ khoa học cập nhật nhất từ các cơ quan y tế trên thế giới, thậm chí là các kinh nghiệm pháp lý và thực tiễn quốc tế của các chính phủ trên toàn cầu để làm cơ sở cho việc hoàn thiện khung pháp lý đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng tại Việt Nam.

Ngoài ra, thuốc lá thế hệ mới cũng không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh theo Luật Đầu tư. Vì vậy, Việt Nam nên khảo cứu những bằng chứng, dữ liệu khoa học về thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng từ những tổ chức y tế uy tín và các chính phủ trên thế giới. Từ đó có thể xây dựng một chính sách quản lý toàn diện và hiệu quả cho cả thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng, góp phần vào mục tiêu giảm thiểu tác hại thuốc lá, đảm bảo trật tự kinh doanh và tăng nguồn thu ngân sách từ thuế.

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

Thí điểm thuốc lá nung nóng: 'Tôi không đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương'

Thị trường
(VNF) - BS. Nguyễn Trọng An - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Bảo vệ Sức khỏe Môi trường, cho rằng: "Cần thiết phải cấm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng".
Cùng chuyên mục
Tin khác