Chống béo phì bằng thuế TTĐB: Nước giải khát có đường tăng giá mạnh
(VNF) - Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN cho rằng, các doanh nghiệp rượu bia đang rất khó khăn, chính sách thuế cần tránh sự chồng chéo, tạo nhiều sức ép cùng lúc lên doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thêm gánh nặng
Góp ý về Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN cũng băn khoăn về việc dự thảo luật bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại điểm l, khoản 1, điều 2.
Theo ông Thành, với mục đích chống béo phì, kinh nghiệm quốc tế cho thấy hiện chỉ có khoảng 50 quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, tuy nhiên đây không phải là công cụ duy nhất, thực tế là không hiệu quả.
Ngoài ra, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường là không khả thi trong việc đạt được mục tiêu giảm thừa cân béo phì do có nhiều nguyên nhân gây ra thừa cân béo phì mà nước giải khát có đường không phải là nguyên nhân chính và duy nhất.
Những số liệu cụ thể về mối liên hệ giữa tiêu thụ nước giải khát có đường với thừa cân béo phì không nhất thiết cho thấy tỷ lệ tiêu thụ nước giải khát cao sẽ làm tăng tỷ lệ thừa cân béo phì.
Cũng theo ông Thành, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt có thể làm giảm hiệu quả trong việc phục hồi của doanh nghiệp sau đại dịch và mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam.
“Nền kinh tế đang đối mặt với thách thức, khó khăn. Doanh nghiệp tiếp tục chịu gánh nặng duy trì hoạt động kinh doanh, cần thời gian phục hồi sau đại dịch và tích lũy nguồn lực để phát triển trong tương lai.
Do đó, chính sách thuế cần tránh sự chồng chéo, tạo nhiều sức ép tài chính từ nhiều nghĩa vụ khác nhau cùng một lúc. Chính sách thuế cũng cần phù hợp với thực tiễn để không ảnh hưởng đến việc thu thuế của nhà nước”, ông Thành nói.
Chuyên gia Thành cho rằng dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi) dự kiến tăng thuế GTGT của đường từ 5% lên 10%. Như vậy nếu áp thêm thuế tiêu thụ đặc biệt thì nước giải khát có đường sẽ bị tăng thêm 2 thuế cùng một lúc, đây sẽ là gánh nặng rất lớn cho các doanh nghiệp ngành này trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
Do đó, ông Thành đề nghị ban soạn thảo không bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Lo ngại không đạt mục tiêu chính sách
Về vấn đề này, theo TS Nguyễn Văn Phụng, người tiêu dùng có thu nhập trung bình trở lên sẽ không thay đổi hành vi tiêu thụ nước giải khát nếu phải trả thêm 10% thuế do giá thành của các sản phẩm nước giải khát không cao.
Tỷ lệ thừa cân béo phì cao tập trung ở nhóm người tiêu dùng này ở khu vực thành thị.
Ngoài ra, người tiêu dùng thu nhập thấp sẽ do dự hoặc giảm chi tiêu, tiêu thụ nước giải khát nếu giá thành sản phẩm tăng thêm 10%. Phần lớn nhóm người tiêu dùng có thu nhập thấp tập trung ở khu vực nông thôn, nơi có tỷ lệ thừa cân béo phì thấp.
Hơn nữa, sự sẵn có của các loại nước uống đường phố như trà sữa, nước trái cây pha sẵn, trà sữa… cũng khiến người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các loại nước giải khát có đường không bị ảnh hưởng bởi thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng lại tiềm ẩn các nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo kết quả nghiên cứu thị trường (năm 2018) của Decision Lab về hành vi tiêu thụ nước giải khát của người tiêu dùng tại Việt Nam, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 10% đối với nước ngọt thì 38% số người tiêu dùng thu nhập cao (trên 14 triệu đồng/tháng) sẽ vẫn sử dụng nước ngọt như bình thường; 63% người tiêu dùng thu nhập thấp (dưới 14 triệu đồng/tháng) sẽ sử dụng ít nước ngọt hơn; 49% người tiêu dùng sẽ chuyển sang uống nước chế biến tại chỗ (bán ở chợ, vỉa hè, quán trên đường phố…) có đường; 25% người tiêu dùng cho rằng tăng thuế đối với nước giải khát có đường sẽ khiến họ giảm tiêu thụ đường để cải thiện sức khỏe.
Ông Phụng cũng cho rằng nếu sản lượng nước giải khát giảm 20% như báo cáo đánh giá tác động của cơ quan soạn thảo thì thu ngân sách từ thuế GTGT sẽ giảm tương ứng. Thuế GTGT đối với mặt hàng đường đang được đề xuất tăng từ 5% lên 10% sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát.
Ngoài ra, doanh thu giảm trong khi chi phí đầu vào tăng sẽ khiến cho thu nhập của doanh nghiệp giảm và kéo theo thuế thu nhấp doanh nghiệp sẽ giảm tương ứng.
Do đó, ông Phụng đề nghị đánh giá những tác động về thu ngân sách khi sản lượng nước ngọt giảm và thu từ thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp giảm tương ứng; cân nhắc những tác động lan tỏa đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của ngành nước giải khát (bán lẻ, bao bì, mía đường…).
“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ chịu tác động đáng kể hơn các doanh nghiệp lớn do khả năng tài chính hạn chế”, ông Phụng nói.
Báo cáo Nghiên cứu về tác động kinh tế, xã hội của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thực hiện năm 2018 và cập nhật năm 2021 cho thấy: Nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 10% đối với nước giải khát có đường thì nền kinh tế thiệt hại 880,4 tỉ đồng, GDP giảm 0,115%, thu nhập của người lao động từ sản xuất giảm 0,155%, lao động giảm 0,092% và thặng dư sản xuất giảm 0,083%; sản lượng mía đường giảm 28,8 nghìn tấn, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng mía đường.
Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 'Gọng kìm' hạn chế golf phát triển? 04/11/2023 11:13
- Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia lên tới 100% 13/06/2024 07:07
- Công nghệ tuần qua: Game online thoát thuế tiêu thụ đặc biệt? 30/07/2023 01:02
Đất vàng Tây Hồ Tây từng thuộc Tân Hoàng Minh biến động: Dự án mới, chủ mới?
(VNF) - Lô đất từng thuộc sở hữu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại đường Minh Tảo, quận Bắc Từ Liêm mới đây đã có những chuyển động mới. Nhiều người quan tâm liệu có phải chủ mới đã tiếp quản và làm dự án mới.