Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Nguyễn Quốc Trung- Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết, dù chưa vào thời kỳ cao điểm nắng nóng (tháng 5,6,7) nhưng tăng trưởng phụ tải điện đã ở mức 11%, cao hơn mức 9,6% trong kế hoạch năm.
Theo đó, năm 2024 là năm tương đối phát triển mạnh mẽ nhu cầu sử dụng điện của toàn quốc gia, cũng như miền Bắc. Do đó, kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 nhận định tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng nguồn điện toàn nền kinh tế trong năm 2024 lên đến 9,6%/năm, cao nhất kể từ năm 2018.
Tuy nhiên, trong các tháng đầu năm 2024, theo ông Nguyễn Quốc Trung, nhu cầu sử dụng điện của hệ thống điện quốc gia và miền Bắc tăng trưởng khoảng 11%,
“Đó là các tháng chưa nắng nóng. Đối với tháng 5, 6, 7 nắng nóng hơn, tốc độ tăng trưởng có thể lên tới 13%. Để chúng ta dễ hình dung, nhu cầu sử dụng điện khu vực miền Bắc kể cả sinh hoạt lẫn công nghiệp khoảng 25 nghìn MW, 10%/năm nghĩa là 2.500 MW.
Mỗi năm chúng ta cần thêm một nhà máy thủy điện Sơn La nữa đi vào vận hành mới đáp ứng được tốc độ tăng trưởng, phụ tải nhu cầu sử dụng điện của khu vực phía Bắc. Đây cũng là thách thức đối với ngành điện”- ông Nguyễn Quốc Trung nói.
Báo cáo từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho thấy, ngay từ cuối năm ngoái, việc tích nước tối đa cho thủy điện đã là "mệnh lệnh" xuyên suốt. Nhờ thế, trữ lượng nước trong các hồ thủy điện hiện đạt cỡ 11 tỷ kWh điện, cao hơn 4 tỷ kWh so với cùng kỳ năm ngoái.
Thế nhưng, với tăng trưởng điện dự báo cao nhất từ năm 2018 đến nay, lãnh đạo A0 cho biết, đã lên kịch bản phát nguồn điện đắt tiền nhất là nhà máy chạy dầu FO, DO.
Được biết, giá thành phát điện từ dầu lên tới gần 5.000 đồng/kWh, trong khi giá bán lẻ điện bình quân tới khách hàng chỉ 2.006,79 đồng/kWh.
Đặc biệt, lần này EVN đã tính phương án đưa nguồn điện khí hóa lỏng LNG vào vận hành, dự kiến ngày 15/4. Đây là lần đầu tiên chạy LNG để phát điện.
Đại diện Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết, đơn vị đã ký hợp đồng bán gần 70 nghìn tấn LNG cho EVN để bổ sung nguồn khí phục vụ sản xuất điện năm 2024.
Theo đó, lượng khí LNG sẽ được cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3, trong giai đoạn tháng 4-5/2024, bổ sung khoảng 500 triệu kWh cho hệ thống điện.
Ngoài việc tính toán các nguồn điện, A0 cũng sẽ tính toán truyền tải tối đa lượng điện từ miền Trung, miền Nam ra miền Bắc, đáp ứng cho miền Bắc. Việc sửa chữa sẽ dịch chuyển sang thời gian khác; Tính toán nhu cầu phụ tải để tiết kiệm điện, đem lại hiệu quả tốt nhất cho nền kinh tế.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.