'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như VietnamFinance đưa tin, mới đây trên công trường Dự án Đường dây 500 kV nhà máy nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hoá, Chủ tịch Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) Nguyễn Tuấn Tùng vừa đề nghị thay thế nhà thầu Công ty TNHH Phương Hạnh do thi công chậm tiến độ.
Cụ thể, Chủ tịch EVNNPT cho biết đến thời điểm hiện tại, tiến độ thi công của nhà thầu Phương Hạnh (Công ty TNHH Phương Hạnh) tại dự án Đường dây 500kV Nam Định 1 - Thanh Hoá, NMNĐ Nam Định 1- Phố Nối, Quỳnh Lưu - Thanh Hóa đã rất chậm so với tiến độ trong hợp đồng đã ký. Một số vị trí móng đã được chủ đầu tư bàn giao mặt bằng từ 1-2 tháng nhưng nhà thầu Phương Hạnh chưa triển khai thi công, không bố trí đủ máy ép cọc cho các vị trí móng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm chậm tiến độ của dự án.
Do đó, Chủ tịch HĐTV EVNNPT đề nghị các ban, đơn vị liên quan đôn đốc nhà thầu Phương Hạnh đẩy nhanh tiến độ thi công các móng bù lại tiến độ đã bị chậm, đảm bảo tiến độ chung của dự án.
“Đối với 11 vị trí móng cọc đã bàn giao mặt bằng với thời gian lớn hơn quy định của hợp đồng đã ký kết mà nhà thầu Phương Hạnh chưa triển khai thi công thì yêu cầu thực hiện đúng quy định hợp đồng đã ký kết, khẩn trương tổ chức chọn nhà thầu thay thế”, Chủ tịch HĐTV EVNNPT cho hay.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Phương Hạnh thành lập năm 2004, có địa chỉ xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Người đại diện theo pháp luật là Lê Thế Hạnh. Ngành nghề chính của công ty là Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (chi tiết Xây dựng công trình thủy lợi, công trình điện đến 35KV và đến 220KV).
Công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Trong đó, ông Lê Thế Hạnh đóng góp 60 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 60%) và bà Nguyễn Thị Phương góp 40 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 40%).
Doanh nghiệp này trúng ít nhất 63 gói thầu ở nhiều địa phương, tổng giá trị trúng thầu hơn 2.339 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập hơn 1.338 tỷ đồng và tổng giá trị trúng thầu với vai trò liên danh hơn 1.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, Công ty Phương Hạnh là một trong những nhà thầu “thân quen” tại tỉnh Thanh Hoá khi trúng tới 33 gói thầu.
Năng lực tài chính của Công ty Phương Hạnh thế nào?
Theo dữ liệu của VietnamFinance, giai đoạn 2020-2022, Công ty TNHH Phương Hạnh ghi nhận doanh thu sụt giảm qua từng năm. Cụ thể, doanh thu công ty năm 2020 đạt hơn 224 tỷ đồng; năm 2021 giảm về hơn 208,4 tỷ đồng (tương đương mức giảm 7%) và năm 2022 tụt về mức hơn 156,7 tỷ đồng (tương đương mức giảm 25%).
Mặc dù ghi nhận doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại vô cùng “èo uột”. Cụ thể, năm 2020 lãi sau thuế hơn 478 triệu đồng; năm 2021 hơn 465 triệu đồng và năm 2022 chỉ lãi vỏn vẹn hơn 255 triệu đồng.
Trái ngược với kết quả kinh doanh, trên bảng cân đối kế toán, giai đoạn 2020-2022, tổng tài sản của Công ty TNHH Phương Hạnh không ngừng gia tăng theo từng năm. Cụ thể, năm 2020 có tổng cộng tài sản hơn 105,8 tỷ đồng; năm 2021 lên hơn 203,5 tỷ đồng và tăng lên hơn 221,7 tỷ đồng vào năm 2022. Như vậy, sau 3 năm, tổng tài sản của công ty tăng gấp 2,1 lần.
Đáng chú ý trong tổng tài sản của Công ty TNHH Phương Hạnh chiếm phần lớn là tài sản ngắn hạn. Cụ thể, năm 2020 các khoản phải thu ngắn hạn là hơn 53,5 tỷ đồng. Năm 2021 con số này tăng lên 70,5 tỷ đồng và sang năm 2022 các khoản phải thu ngắn hạn của công ty này vọt tăng lên 99,2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, hàng tồn kho của công ty cũng tăng mạnh trong hai năm 2021 – 2022, từ 25 tỷ đồng lên 42,6 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, nợ phải trả của Công ty TNHH Phương Hạnh liên tục tăng qua từng năm, từ mức 68,5 tỷ đồng (năm 2020), lên 95,7 tỷ đồng (năm 2021) và 113,7 tỷ đồng (năm 2022); lần lượt chiếm 64,8%, 47% và 51,2% tổng cộng nguồn vốn. Cơ cấu nợ của doanh nghiệp này chủ yếu nằm ở nợ ngắn hạn, trong đó tập trung ở người mua trả tiền trước ngắn hạn.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này tăng mạnh trong 2 hai năm 2020-2021. Cụ thể, năm 2020 là 37,2 tỷ đồng; năm 2021 là 107,7 tỷ đồng (tăng gần 3 lần so với năm trước đó). Sang năm 2022, vốn chủ sở hữu tăng nhẹ lên mức hơn 108 tỷ đồng.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu năm 2020 là 1,89 lần; năm 2021 là 0,88 lần và năm 2022 là 1,05 lần.
Đáng chú ý, trong bảng lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phương Hạnh năm 2022 âm hơn 54,2 tỷ đồng. Trong khi năm 2021 dương 2,2 tỷ đồng và năm 2020 dương 10,9 tỷ đồng.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm có thể dễ thấy ở các doanh nghiệp mới thành lập nhưng với doanh nghiệp đã có hơn chục năm hoạt động, dòng tiền kinh doanh âm là tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc cân - đối thu chi. Để bù đắp dòng tiền, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn, hoặc giảm chi đầu tư, hoặc thanh lý tài sản, hoặc tăng cường đi vay.
Xem thêm: Hai tháng không xong móng đường dây 500kV, Công ty Phương Hạnh bị yêu cầu thay thế
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.