'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Vào thập niên 80, sau khi tốt nghiệp Đại học Tài chính - Kế toán (nay là Học viện Tài chính Hà Nội), “nữ tướng” Deloitte Hà Thu Thanh được phân công về Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán thuộc Bộ Tài chính.
Sau nhiều năm lăn xả trong chiến dịch cải cách kế toán toàn quốc diễn ra mạnh mẽ vào cuối những năm 80 thế kỷ XX, năm 1991, bà Thanh được Bộ Tài chính điều chuyển sang làm việc tại Công ty Kiểm toán Việt Nam. Đây là cột mốc đánh dấu sự ra đời của nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Bà Hà Thu Thanh chính thức làm nghề từ ngày đó, là một trong số rất ít những người của “thuở ban đầu” còn tiếp tục theo nghề, sau đó giữ vị trí lãnh đạo cấp cao của một công ty kiểm toán và tư vấn có quy mô hơn 900 nhân sự đến tận hôm nay.
Trên cương vị sáng lập và điều hành VBCWE, bà Hà Thu Thanh hồ hởi chia sẻ về những “tiềm lực” ẩn sâu bên trong lực lượng lao động nữ mà bà và các cộng sự của mình kêu gọi cộng đồng cùng đánh thức.
“Nghiên cứu tại các nước Asean chỉ ra rằng trong những giai đoạn khủng hoảng của các công ty nói riêng và khủng hoảng của thị trường chứng khoán nói chung thì công ty nào có thành viên hội đông quản trị nữ sẽ vượt qua khủng hoảng tốt hơn, ổn định và bền vững hơn”, “nữ tướng” Deloitte cho biết.
Không chỉ bà Thanh khẳng định điều này, hồi tháng 3, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh công bố một báo cáo được hỗ trợ thực hiện bởi IFC cho thấy tính đến năm 2017, tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu những doanh nghiệp niêm yết được điều hành bởi các lãnh đạo nữ cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của thị trường chứng khoán.
Mặc dù khảo sát trên đã được thực hiện khi kinh tế toàn cầu vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính lịch sử - từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2017 - nhưng cổ phiếu của những doanh nghiệp có nữ giới là lãnh đạo cấp cao đã tăng giá gần 26% trong khi VN-Index, chỉ số được xem là đại diện của thị trường chứng khoán Việt Nam mới tăng hơn 10%.
Bà Thanh cho rằng, có lẽ tính thận trọng và bền bỉ trời phú cho phụ nữ là nhân tố giúp dẫn dắt doanh nghiệp phát triển bền vững.
“Người đàn bà thép” của làng kiểm toán Việt Nam Hà Thu Thanh cho biết thêm, ngay trong khu vực Asean, Malaysia đã đưa quy định các công ty niêm yết phải có ít nhất 1 thành viên hội đồng quản trị nữ vào luật. Ở các quốc gia khác như Thái Lan và Singapore, quy định về thành viên nữ trong hội đồng quản trị chưa được luật hoá. Tuy nhiên, các nước này khuyến khích bằng cách cộng điểm cho các công ty có thành viên hội đồng quản trị nữ khi tiến hành xếp hạng về quản trị các công ty niêm yết hàng năm.
Bà Thanh cho biết tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, trong rổ VN30 chỉ 3 công ty có thành viên hội đồng quản trị nữ, “người ta đang hướng đến câu chuyện đào tạo thêm các nữ quản lý cấp trung có năng lực quản trị công ty độc lập để tham gia HĐQT độc lập.”
Bà Thanh cũng tin tưởng rằng trong tương lai, tại các công ty niêm yết, phụ nữ sẽ tham gia vào hội đồng quản trị đông đảo hơn. Bởi lẽ, “thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phải phát triển để có ngôn ngữ chung, để hoà đồng với thị trường chứng khoán của các nước Asean. Muốn vậy, mô hình quản trị công ty của những công ty niêm yết ở ta phải theo thông lệ quốc tế bao gồm; quy trình, quy định; sự vận hành và cuối cùng là đội ngũ lãnh đạo".
Trong các yếu tố kể trên, Chủ tịch Deloitte đặc biệt nhấn mạnh đến “đội ngũ lãnh đạo”.
Bà cho biết, OECD đã đưa ra mô hình quản trị công ty đảm bảo 2 nguyên tắc căn bản: Thứ nhất, số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập phải chiếm 30% tổng số thành viên HĐQT. Thứ hai là đa dạng hoá HĐQT, trong đó đặc biệt chú trọng đến đa dạng về giới, hướng đến HĐQT phải có thành viên nữ.
Theo bà Hà Thu Thanh, mô hình quản trị nói trên đã được nhiều nước trên thế giới tuân thủ và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Chủ tịch Deloitte cũng lưu ý thêm rằng, về mặt lý thuyết, xét trên các loại văn bản thì có vẻ như không tồn tại bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, trên thực tế, phụ nữ gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển sự nghiệp mà chúng ta phải cùng nhau phá bỏ nó. Bà Thanh lấy ví dụ đơn cử như việc phụ nữ phải dành nhiều thời gian để làm việc nhà hơn nam giới đã khiến họ mất đi nhiều cơ hội.
Cuối cùng, “người đàn bà thép” của làng kiểm toán Việt Nam vẫn nhắc lại thông điệp mà bà đã nói nhiều lần, tại nhiều diễn đàn, rằng phụ nữ đừng ngồi chờ xã hội xoá bỏ định kiến mà hãy tạo cho mình khát vọng và động lực để bứt phá.
Bảy thành viên sáng lập của VBCWE bao gồm: Công ty Deloitte Việt Nam, Maritime Bank, Tập đoàn EVN, Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), Tổng Công ty May 10 (Garco10), Công ty cổ phần Traphaco và Công ty Unilever Việt Nam, với tổng số nhân viên ước tính lên đến 120.000 người. VBCWE hiện đang hỗ trợ các thành viên mạng lưới đạt được chứng chỉ EDGE, một tiêu chuẩn toàn cầu đánh giá các chính sách và chế độ của doanh nghiệp về bình đẳng giới ở nơi làm việc; đồng thời giúp đỡ các công ty từng bước triển khai hành động nhằm tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng và mang lại nhiều lợi ích hơn. “Ngoài chứng chỉ ISO, người châu Âu và Bắc Mỹ rất quan tâm những sản phẩm tạo tác động tốt cho xã hội mà chứng chỉ EDGE, hay chứng chỉ không sử dụng lao động dưới 15 tuổi là một minh chứng cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Người tiêu dùng ở các khu vực trên có nhận thức cao về những vấn đề môi trường, bảo vệ đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật. Vì vậy, sản phẩm xuất khẩu sang các nước phát triển đó có chứng chỉ EDGE sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp”, bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch VBCWE nhấn mạnh. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.