Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Các cựu lãnh đạo SCB nhận thưởng tiền tỷ từ bị cáo Trương Mỹ Lan
Trả lời thẩm vấn của luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan), bị cáo Bùi Anh Dũng thừa nhận bà Trương Mỹ Lan là người kinh doanh giỏi và trên thương trường, nhiều người nể bà Lan. Bị cáo Dũng cho biết tất cả mọi việc từ kinh doanh đến nhân sự, bị cáo Dũng đều xin ý kiến bà Lan.
Bị cáo Bùi Anh Dũng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB từ cuối năm 2020. Bị cáo Bùi Anh Dũng biết rõ khoản vay nào là khoản vay của bị cáo Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Quá trình làm việc tại Ngân hàng SCB, ngoài tiền lương, tiền thưởng nhân dịp lễ, tết, bị cáo Bùi Anh Dũng còn được bà Lan cho 500.000 cổ phiếu SCB (tương đương 5 tỷ đồng).
Trả lời luật sư, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung nói về bản chất, việc bổ nhiệm Dung là do bà Trương Mỹ Lan, còn trên hồ sơ thì HĐQT bổ nhiệm. Bị cáo Dung không biết chiếm bao nhiêu cổ phần tại SCB nhưng biết gia đình bà Lan nắm giữ khoảng 15% cổ phần. Về sở hữu cổ phần của các cá nhân và pháp nhân nước ngoài, Dung không biết. Bị cáo Dung thừa nhận thường xuyên gặp và trao đổi công việc với bị cáo Trương Mỹ Lan.
Năm 2021 bị cáo Dung được bị cáo Trương Mỹ Lan cho 300.000 cổ phần SCB (tương đương 3 tỷ đồng mệnh giá).
Bị cáo Trương Khánh Hoàng cho biết trước khi làm việc ở SCB thì từng làm ở các công ty, tập đoàn bất động sản. Sau đó, thông qua Nguyễn Phương Hồng, Hoàng gặp và được bà Trương Mỹ Lan đề cử, bổ nhiệm làm lãnh đạo Ngân hàng SCB.
Bị cáo cũng khai nhận dù biết rõ các khoản vay của bị cáo Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đều trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do được trả mức lương rất cao từ 130 triệu đến 500 triệu đồng/tháng, vào các dịp lễ hoặc Tết được bà Lan thưởng nhiều lần, tổng số khoảng 5 tỷ đồng nên Hoàng đã giúp bà Lan rút tiền của Ngân hàng SCB.
Phủ nhận vai trò chỉ đạo SCB
Trước đó, trả lời xét hỏi trước Hội đồng Xét xử, bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trình bày, bị cáo khi tham gia không biết gì về luật ngân hàng, nhưng được sự động viên của những người có trách nhiệm, bị cáo nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình nên mới đồng ý tham gia tái cơ cấu SCB.
Theo yêu cầu thì bị cáo và bạn bè bị cáo phải chiếm 65% và phải có cổ đông nước ngoài tham gia vào việc tái cơ cấu. Vì vậy bị cáo nắm 4,9% cổ phần, gia đình bị cáo nắm khoảng 15%, còn những cổ phần khác là của bạn bè bị cáo ở nước ngoài.
Bị cáo Lan cho rằng mình chỉ cho mượn tài sản cứu ngân hàng vì tình trạng tài chính, bất động sản của SCB tại thời điểm này là rất xấu. Bên cạnh đó, việc điều hành ngân hàng SCB là do Ban lãnh đạo SCB tự điều hành chứ bị cáo không chỉ đạo.
Bị cáo Trương Mỹ Lan cũng phủ nhận nội dung cáo trạng, không thừa nhận các thủ đoạn, phương thức phạm tội mà Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao liệt kê.
Điển hình như phủ nhận chỉ đạo thành lập, sử dụng các công ty 'ma', câu kết với các đối tượng là chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật của nhiều công ty để tạo lập khoản vay, chiếm đoạt tiền của SCB; tạo lập hồ sơ vay vốn khống để hợp thức việc rút tiền từ SCB; thông đồng, câu kết với công ty thẩm định giá để cấp chứng thư nâng khống giá trị tài sản bảo đảm, đưa vào hồ sơ vay vốn; đưa tài sản bảo đảm không đủ pháp lý…
Về việc cáo trạng nêu bà Lan là người có quyền lực, chi phối hội đồng quản trị SCB, bà Lan khẳng định không có hứng thú với ngân hàng nhưng do có nhiều tài sản nên các anh em SCB ngộ nhận.
Về việc cáo trạng nêu có nhiều công ty 'ma' trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, bà Lan cho rằng tất cả các khoản vay đều có tài sản đảm bảo thì làm sao gọi là công ty ma. Còn các công ty khác bà Lan cho rằng không liên quan gì đến Vạn Thịnh Phát và xin hội đồng xét xử xem xét lại.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.