Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
- Ông đánh giá như thế nào về tình hình TTCK thời gian qua và yếu tố nào giữ cho TTCK tăng trưởng?
Ông Trần Văn Dũng: Tiếp nối đà tăng trưởng năm 2020, thị trường chứng khoán trong 9 tháng đầu năm 2021 nhìn chung vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Quý III, Việt Nam đón nhận làn sóng Covid-19 thứ tư với diễn biến nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam, thị trường chứng khoán đã có xu hướng điều chỉnh ở tần suất và mức độ cao hơn nhưng tình hình thị trường vẫn ổn định, lạc quan. Tính đến ngày 30/9/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.342,06 điểm, tăng 21,6% so với cuối năm 2020. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 357,33 điểm, tăng 75,9% so với cuối năm 2020. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6,861 triệu tỷ đồng, tăng 29,6% so với cuối năm 2020, tương đương 109% GDP.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư mới tham gia thị trường vẫn duy trì mức cao qua các năm, nâng tổng số lượng tài khoản của nhà đầu tư đến cuối tháng 8/2021 đạt 3,62 triệu tài khoản, tăng 30,5% so với cuối năm 2020. Sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư đẩy thanh khoản thị trường cổ phiếu tăng mạnh, có phiên đạt thanh khoản kỷ lục trên 38 nghìn tỷ đồng (phiên giao dịch ngày 4/6/2021). Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 24.106 tỷ đồng/phiên, tăng 225% so với bình quân năm trước.
Thị trường trái phiếu duy trì ổn định. Đến cuối tháng 9, thị trường có 432 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1,464 triệu tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2020 (tương đương 23,3% GDP); giá trị giao dịch bình quân đạt 11.168 tỷ đồng/phiên, tăng 7,5% so với bình quân năm 2020. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 6 tháng đầu năm ghi nhận tổng khối lượng phát hành đạt 192.203 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, TTCK phái sinh tiếp tục diễn ra sôi động, trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Tính chung từ đầu năm đến nay, khối lượng giao dịch bình quân đạt 205.408 hợp đồng/phiên, tăng 31% so với bình quân năm trước.
Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán được hỗ trợ từ nhiều yếu tố. Trước hết, việc đạt mục tiêu kép trong chống dịch và phát triển kinh tế trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 là yếu tố hỗ trợ tích cực. Bộ Tài chính đã ban hành các chính sách hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho DN như miễn giảm phí, lệ phí, giá dịch vụ trên TTCK. Cùng với đó, lãi suất tiết kiệm thấp dẫn đến việc dòng tiền nhàn rỗi được đầu tư vào TTCK, góp phần tăng sức mua trên thị trường với hơn 845.488 tài khoản được mở mới trong 8 tháng đầu năm 2021. Đây là nguyên tố mới và rất quan trọng giúp TTCK phát triển trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
- Theo ông trong thời gian tới, thị trường sẽ đối mặt với những cơ hội và thách thức như thế nào?
Chúng tôi đánh giá TTCK Việt Nam trong quý IV/2021 sẽ khó có những biến động quá mạnh và vẫn còn dư địa tăng trưởng trong trung hạn do các yếu tố thuận lợi. Đầu tiên, trên thế giới, nhiều nền kinh tế đang chuyển sang áp dụng chiến lược “sống chung với Covid-19”, từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và mở cửa trở lại nền kinh tế. Việc nhiều nền kinh tế đang dần hồi phục sau tác động của đại dịch sẽ góp phần phục hồi và tăng nhu cầu của thị trường nhập khẩu, mở ra triển vọng tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong nước, việc Chính phủ đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và kiểm soát dịch bệnh, nới lỏng giãn cách xã hội trong cuối quý III, đầu quý IV sẽ thúc đẩy triển vọng phục hồi tích cực của nền kinh tế Việt Nam. Mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ổn định, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trưởng... cũng sẽ là những yếu tố tích cực hỗ trợ thị trường.
Về yếu tố nội tại, sau 21 năm hoạt động, thị trường chứng khoán đã tích lũy được thành quả về cả lượng và chất, tăng khả năng chống chịu với yếu tố bên ngoài. Bên cạnh đó, dư địa phát triển của thị trường vẫn còn rất lớn khi Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thị trường trái phiếu doanh nghiệp dù mới sơ khai nhưng sẽ là thị trường tiềm năng lớn trong thời gian tới… Do đó, với những yếu tố khách quan hỗ trợ và bản thân nội lực, thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn có triển vọng tiếp tục phát triển tích cực.
- UBCKNN sẽ tập trung vào các giải pháp nào để thúc đẩy TTCK phát triển trong thời gian tới, thưa ông?
Trong thời gian tới, UBCKNN trình các cấp có thẩm quyền quan điểm phát triển theo hướng chuyển đổi mục tiêu chiến lược từ phát triển nhanh, mạnh sang chiến lược phát triển bền vững, chú trọng hơn vào chất lượng phát triển. UBCKNN sẽ tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể, quyết liệt triển khai để vừa nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước, vừa hỗ trợ TTCK phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách cho phát triển thị trường trong đó xây dựng 01 Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK và 09 Thông tư hướng dẫn; Xây dựng 02 đề án gồm Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2021-2030 và Đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...
Thứ hai, hoàn thiện mô hình tổ chức thị trường và mô hình bù trừ thanh toán theo hướng hiệu quả, hạn chế rủi ro và phù hợp với thông lệ quốc tế: Chấp thuận quy chế nghiệp vụ của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam gắn với việc phân chia các mảng thị trường giao dịch gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh...
Thứ ba, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh CPH, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết cổ phiếu trong bối cảnh TTCK đang có diễn biến tích cực, nhằm tạo thêm nguồn cung có chất lượng cho TTCK.
Thứ tư, UBCKNN sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm cho TTCK phát triển bền vững, công khai, minh bạch, trong đó sẽ tập trung giám sát đối với hoạt động huy động vốn và việc sử dụng vốn huy động đúng mục đích; tăng cường kiểm tra chất lượng báo cáo tài chính và hoạt động kiểm toán của các đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên và triển khai các nội dung quan trọng khác về nghiệp vụ…
Thứ năm, phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện phương án tổ chức thị trường trái phiếu doanh nghiệp và xây dựng, ban hành các quy định, quy chế về giao dịch trái phiếu doanh nghiệp; đồng thời UBCKNN sẽ tăng cường giám sát, thanh tra các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu phát hiện vi phạm.
Thứ sáu, thắt chặt quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra việc cho vay giao dịch ký quỹ là đúng pháp luật, an toàn cho công ty chứng khoán và an toàn bền vững cho dòng tiền trên TTCK; thực hiện tái cấu trúc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…
Thứ bảy, tăng cường công tác giám sát, phối hợp giám sát thường xuyên và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK, góp phần tích cực để thị trường phát triển ổn định.
Thứ tám, tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế: Tổ chức đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý với các cơ quan quản lý các nước, các tổ chức quốc tế để có các giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình thế giới, điều kiện của Việt Nam. Triển khai các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam từ hạng frontier market lên hạng emerging market trên bảng xếp hạng MSCI và FTSE.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.