Chủ tịch VAMC Nguyễn Tiến Đông: 'Nghị quyết 42 đã thúc đẩy việc mua và xử lý nợ xấu'

Hà Thanh - 26/12/2017 09:23 (GMT+7)

Tính đến ngày 30/11/2017, VAMC đã phát hành trái phiếu đặc biệt (TPĐB) để mua nợ của 14 TCTD với tổng dư nợ gốc nội bảng là 30.914 tỷ đồng

VNF
Đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu.

Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội đã đi vào cuộc sống được hơn 4 tháng. Trả lời phỏng vấn TBNH xung quanh vấn đề này, Chủ tịch HĐTV VAMC Nguyễn Tiến Đông cho biết:

"Sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực, công tác mua nợ theo giá trị thị trường và xử lý nợ của VAMC đã có những chuyển biến tích cực. Với những quy định cởi mở trong đối tượng, giá mua bán nợ cũng như phương thức mua bán nợ theo giá trị thị trường như: đối tượng mua bán nợ đã được mở rộng, giá mua bán nợ linh hoạt, phù hợp với thị trường, VAMC và TCTD có thể mua bán nợ và thỏa thuận phân chia lợi nhuận theo quy định tại Khoản 3 Điều 6… 

Theo đó, đã tạo được động lực cho VAMC và các TCTD triển khai có hiệu quả công tác mua nợ theo giá trị thị trường và xử lý nợ trong năm 2017.

Việc VAMC được thực hiện quyền thu giữ TSBĐ đã giúp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý TSBĐ, tránh trường hợp chủ tài sản cố tình chây ì, chống đối kéo dài thời gian xử lý. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để VAMC và các TCTD quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu.

Đơn cử, ngày 21/7/2017, VAMC đã tiến hành thu giữ TSBĐ cho khoản nợ của nhóm khách hàng CTCP Sài Gòn One Tower là Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C tại TP. HCM để xử lý nhằm thu hồi nợ. Khoản nợ xấu của nhóm khách hàng CTCP Sài Gòn One Tower là khoản nợ xấu lớn nhất mà VAMC đã mua bằng TPĐB với tổng nợ gốc và lãi gần 7.000 tỷ đồng"..

Chủ tịch HĐTV VAMC, ông Nguyễn Tiến Đông

- Trong quá trình triển khai Nghị quyết số 42, VAMC gặp vướng mắc gì không, thưa ông?

Về cơ bản, Nghị quyết số 42 là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong xử lý nợ xấu thời gian qua. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, VAMC nhận thấy có một số quy định pháp lý cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát sinh.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 42 thì điều kiện lớn nhất để TCTD, VAMC có quyền thu giữ TSBĐ là tại Hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ. Trên thực tế phần lớn Hợp đồng bảo đảm đã ký trước ngày Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 có hiệu lực (01/01/2017) giữa TCTD và khách hàng đều không có thỏa thuận cụ thể về quyền thu giữ TSBĐ, mà chỉ quy định chung chung như bên nhận thế chấp được xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật… 

Vì vậy, VAMC đề nghị có hướng dẫn cụ thể về quyền thu giữ TSBĐ đối với Hợp đồng bảo đảm xác lập trước ngày 01/01/2017.

Về việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp theo Điều 8 Nghị quyết 42 quy định việc tòa án được áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ hoặc tranh chấp về quyền xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu. 

Tuy nhiên, để triển khai thực hiện nội dung này trong thực tế phải phụ thuộc vào thời gian ban hành hướng dẫn thực hiện của Tòa án nhân dân tối cao. Ngay cả quy định cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến TSBĐ của khoản nợ xấu của TCTD, VAMC tại Tòa án cũng chưa thực sự thông thoáng.

Hay như quy định tại Khoản 3 Điều 317 và Khoản 4 Điều 323 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới mà các bên đương sự không thống nhất làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường và kéo dài thời gian đeo đuổi tại toà.

Đối với các trường hợp khách hàng không hợp tác, chống đối, rất dễ dẫn đến trường hợp con nợ và các bên liên quan cố tình tạo ra các tình tiết mới mà giữa VAMC hoặc TCTD và khách hàng, các bên liên quan không thể thống nhất được nhằm kéo dài thời gian giải quyết vụ việc và thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, nếu không có hướng dẫn cụ thể đối với các quy định nêu trên, việc áp dụng các thủ tục rút gọn được quy định tại Nghị quyết 42 có thể khó thực hiện trong quá trình triển khai thực tế.

- Vậy ông có đề xuất gì để tháo gỡ những vướng mắc trên?

Để có thể thực hiện được một trong những biện pháp hỗ trợ TCTD bị kiểm soát đặc biệt trong việc xử lý khoản nợ không có TSBĐ hoặc nợ xấu có TSBĐ đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, cần có các quy định đặc thù hơn để VAMC có thể xử lý các khoản nợ mua theo các trường hợp này.

Ngoài ra, nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xử lý nợ xấu, VAMC kiến nghị, sửa đổi, bổ sung Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp hạng đặc biệt. 

Tòa án nhân dân tối cao sớm ban hành hướng dẫn để thực hiện Nghị quyết 42 cũng như sửa đổi Khoản 6 Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quy định việc ủy quyền nội dung kháng cáo phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp là những quy định có ý nghĩa quan trọng để đẩy nhanh thời gian giải quyết các vụ việc khiếu nại phức tạp trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo.

- Xin cảm ơn ông!

Tính đến ngày 30/11/2017, VAMC đã phát hành TPĐB để mua nợ của 14 TCTD với tổng dư nợ gốc nội bảng là 30.914 tỷ đồng, giá mua nợ là 30.374 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2013 đến 30/11/2017, VAMC đã thực hiện mua được 26.204 khoản nợ của 16.255 khách hàng tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc nội bảng là 306.469 tỷ đồng, giá mua nợ là 276.298 tỷ đồng.

Về công tác mua nợ theo giá trị thị trường, đến 30/11/2017 VAMC đã thực hiện mua 2 khoản nợ của 2 khách hàng với dư nợ gốc đạt 200,04 tỷ đồng, giá mua nợ là 185,8 tỷ đồng. Từ đầu năm đến 25/11/2017, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi nợ số tiền 21.648 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch thu hồi nợ năm 2017 của VAMC. Trong đó, đối với các khoản nợ đã mua theo giá trị thị trường, VAMC đã thu hồi được 380 triệu đồng. Lũy kế từ năm 2013 đến 25/11/2017, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi nợ được 72.663 tỷ đồng.

Theo TBNH
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.