Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 23/9, lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang đã có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chuẩn bị đón khách quốc tế đến Phú Quốc thông qua “hộ chiếu vắc xin”.
Tại cuộc họp, ông Phạm Văn Nghiệp, Phó chủ tịch UBND TP. Phú Quốc, cho biết trong kế hoạch trước đây, Phú Quốc sẽ triển khai đón khách du lịch quốc tế trong vòng 6 tháng, kể từ đầu tháng 10 tới. Tuy nhiên, Phú Quốc chưa thể mở cửa đón khách du lịch quốc tế trong tháng 10 sắp tới. Lý do được đưa ra là thành phố chưa thể tiêm đủ vắc xin cho ít nhất 90% dân số để để đảm bảo điều kiện an toàn.
Chính vì vậy, Phú Quốc sẽ lùi thời điểm đón chuyến bay thuê bao đầu tiên đến ngày 20/11 với chỉ 1 - 3 chuyến bay thuê bao đầu tiên đến Phú Quốc để vận hành thử nghiệm quy trình đón, phục vụ khách để đánh giá, rút kinh nghiệm.
Từ ngày 20/12, Phú Quốc sẽ triển khai lộ trình tiếp theo gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ ngày 20/12/2021 đến 20/3/2022) thí điểm đón từ 3.000 - 5.000 khách/tháng thông qua các chuyến bay thuê bao, triển khai phục vụ khách trong phạm vi, địa điểm hạn chế.
Giai đoạn 2 (từ ngày 20/3/2022 đến 20/6/2022), sau khi đánh giá kết quả giai đoạn 1 triển khai thí điểm, nếu đảm bảo yêu cầu, Phú Quốc sẽ mở rộng quy mô dự kiến đón từ 5.000 - 10.000 khách/tháng.
Tại cuộc họp này, lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu lãnh đạo TP. Phú Quốc lên phương án bảo đảm an toàn, thuận lợi cho khách du lịch, người lao động tham gia, phục vụ khách du lịch quốc tế.
Song song với đó là chủ động, linh hoạt và có các phương án xử lý tình huống, phòng ngừa rủi ro trong quá trình tổ chức đón tiếp khách; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hằng tháng và sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm, đề xuất mô hình phù hợp với tình hình thực tế.
Trong trường hợp có sự cố y tế phát sinh trong quá trình triển khai thí điểm đón khách du lịch thì ngay khi nhận được thông tin cơ sở lưu trú/doanh nghiệp lữ hành/khách du lịch có biểu hiện nghi nhiễm Covid-19, cơ quan y tế địa phương phải xét nghiệm cũng như đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc khu cách ly.
Phú Quốc cũng phải xây dựng phương án dự phòng, năng lực xét nghiệm và xử lý cách ly cho tình huống cho 2.000 người, phục vụ điều trị cho 1.000 người; chuẩn bị các trang thiết bị y tế cho hoạt động dự phòng, giám sát (trang thiết bị giám sát chống dịch, trang thiết bị xét nghiệm), hoạt động điều trị (máy móc, thiết bị, vật tư tiêu hao)…
Còn theo ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc, hiện tại Phú Quốc đã chuẩn bị đảm bảo các điều kiện y tế, an ninh trật tự, đưa đón khách nằm triển khai thực hiện kế hoạch đón khách một cách tốt nhất. Hiện đã có 17 cơ sở lưu trú (trong đó có 8 cơ sở đạt chuẩn 5 sao), 5 công ty lữ hành và 7 doanh nghiệp giải trí tại Phú Quốc đăng ký tham gia chương trình.
Ông Hưng cho biết thêm, qua rà soát đánh giá năng lực của các doanh nghiệp, chỉ tính riêng 2 tập đoàn lớn là Vingroup và Sungoup đã có tới 10.000 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao. Ngoài ra Tập đoàn Vingroup còn có hệ thống bệnh viện Vinmec đạt tiêu chuẩn quốc tế và nhiều khu vui chơi giải trí đáp ứng tốt yêu cầu khi thực hiện đón khách du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với Phú Quốc là theo ông Hưng đó là vấn đề vắc xin.
“Theo lộ trình, ngày 24/9, Phú Quốc sẽ tiến hành tiêm ngừa cho 116.000 dân, để đảm bảo miễn dịch cộng đồng nhưng đến nay vắc xin được phân bổ vẫn chưa về đến nới. Hiện số dân đã tiêm mũi 1 chỉ đạt 35%, mũi 2 đạt 6%”, ông Hưng cho hay.
Xem thêm: Mở cửa du lịch trở lại, Quảng Ninh học được gì từ Phuket (Thái Lan)?
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.