Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đảo ngọc Phú Quốc từ lâu được xem là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam. Nơi đây được ban tặng nhiều lợi thế tự nhiên không nơi nào có được.
Nằm gọn trong vịnh Thái Lan, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất và duy nhất của Việt Nam không phải gánh chịu ảnh hưởng từ bão, giúp đảo ngọc có thể khai thác du lịch quanh năm.
Việc sở hữu đường bờ biển dài tới 150 km cũng là thế mạnh giúp Phú Quốc khai thác tối đa dịch vụ du lịch khắp đảo. Bên cạnh đó, đây còn là hòn đảo nằm trên tuyến đường biển quan trọng phía nam Việt Nam, dễ dàng kết nối với các thị trường du lịch trọng điểm trong khu vực như Campuchia, Thái Lan.
Bên cạnh tiềm năng tự nhiên, về mặt xã hội, Phú Quốc còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, kho tàng khảo cổ học dưới nước và nét đặc trưng văn hóa con người. Tất cả tạo nên nguồn tài nguyên nhân văn hấp dẫn và có chiều sâu phục vụ cho sự phát triển của du lịch biển Phú Quốc. Nơi đây trở thành lựa chọn số một cho những du khách ưa du lịch sinh thái, khám phá kết hợp nghỉ dưỡng.
Trong những năm qua, hoạt động du lịch ở thành phố đảo Phú Quốc có những chuyển biến tích cực, góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.
Nếu như năm 2010, lượng khách đến Phú Quốc chỉ đạt khoảng 300.000 lượt thì đến năm 2019, tăng lên hơn 4 triệu lượt, trong đó có hơn 600.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch đạt trên 5.700 tỷ đồng, chiếm hơn 90% tổng doanh thu du lịch của toàn tỉnh Kiên Giang.
Trong giai đoạn 2010 – 2019, tốc độ tăng trưởng về lượt du khách và cả doanh thu từ du lịch của Phú Quốc hàng năm rơi vào khoảng 20 – 30%, còn tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 38%/năm, cao gấp 6 lần với mức bình quân chung của cả nước. Lĩnh vực du lịch – dịch vụ cũng đóng góp 70% trong cơ cấu GDP của Phú Quốc, giúp giải quyết việc làm khoảng 70% dân số tại huyện đảo này.
Để có được con số ấn tượng này không chỉ có đóng góp của những hệ sinh thái giải trí nghỉ dưỡng mà còn phải kể tới những "cuộc cách mạng" về hạ tầng.
Các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm như cảng biển quốc tế An Thới, trục giao thông Bắc – Nam hay dự án mở rộng nhà ga Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc và đường cáp điện ngầm xuyên biển… đã giúp Phú Quốc "trải thảm" đón du khách và nhà đầu tư đến hòn đảo xinh đẹp này.
Việc các thương hiệu nổi tiếng thế giới như InterContinental, Hyatt, Movenpick, Pullman, Novotel, JW Marriott, Melia... có mặt tại Phú Quốc không chỉ chứng tỏ tiềm năng lĩnh vực du lịch của đảo ngọc mà còn định vị thương hiệu nghỉ dưỡng biển hạng sang nơi đây ở một tầm cao mới.
Nhằm thúc đẩy Phú Quốc trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực, nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đã được áp dụng. Từ tháng 7/2020, khách quốc tế đến Phú Quốc được miễn thị thực trong vòng 30 ngày. Bên cạnh đó, địa phương này còn có các cơ chế đặc thù tạo điều kiện để phát triển du lịch như chính sách thuế hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư, giảm thuế thu nhập cá nhân, miễn thuế tại sân bay… Phú Quốc cũng là điểm đến được giới thiệu nổi bật trong các chương trình xúc tiến của du lịch Việt Nam tại các hội chợ trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, ngày 9/12/2020, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, tạo bước ngoặt lớn chắp cánh cho hòn đảo rộng gần 600 cây số vuông, với dân số gần 180 nghìn người, có cơ hội lột xác không chỉ trở thành thiên đường du lịch mà còn sớm trở thành trung tâm kinh tế, du lịch và dịch vụ hàng đầu khu vực và thế giới.
Phú Quốc luôn được nhiều tờ báo lớn như Forbes, CNN và Telegraph ca ngợi là điểm du lịch đáng ghé thăm. Năm 2020, Phú Quốc đứng thứ 7 trong Top 25 điểm đến mới nổi do trang tư vấn du lịch nổi tiếng nhất thế giới TripAdvisor công bố.
Trước đó, vào năm 2019, chuyên trang du lịch kênh truyền hình CNN của Mỹ đã bình chọn Phú Quốc là 1 trong 19 điểm đến tốt nhất châu Á vì nơi đây có các bãi biển đẹp nhất Đông Nam Á. Và cũng chính trang này đã bình chọn nơi đây là 1 trong 5 địa điểm du lịch đáng đến một lần trong đời ở châu Á - Thái Bình Dương vào mùa thu.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống trong đó du lịch chịu thiệt hại khá nặng nề. Du khách đến với Phú Quốc đang sụt giảm nghiêm trọng, các điểm tham quan trong tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc tạm đóng cửa.
Việc thí điểm thu hút khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc từ tháng 10/2021 được cho là "cú hích" để có thể kích hoạt nhiều hoạt động dịch vụ, mở đường cho việc phục hồi thị trường du lịch vốn đang gặp rất nhiều khó khăn bởi dịch Covid-19.
Kế hoạch đón khách quốc tế đến Phú Quốc dự kiến thực hiện từ tháng 10, kéo dài trong 6 tháng, thời gian có thể điều chỉnh phụ thuộc vào thực tế. Giai đoạn đầu, Phú Quốc thí điểm đón 2.000-3.000 khách mỗi tháng, thông qua chuyến bay thuê bao; phục vụ khách trong phạm vi, địa điểm hạn chế.
Giai đoạn hai, quy mô sẽ mở rộng từ 5.000 đến 10.000 khách mỗi tháng; có thể đón khách qua chuyến bay thương mại; mở rộng phạm vi, địa điểm phục vụ khách.
Khách quốc tế đến Phú Quốc phải có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine Covid-19 hoặc chứng nhận khỏi bệnh Covid-19 được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam công nhận. Đối với người tiêm vaccine, thời gian tiêm mũi 2 ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến lúc nhập cảnh. Người khỏi bệnh kể từ lúc xuất viện đến khi nhập cảnh không quá 12 tháng. Ngoài ra tất cả du khách phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước đó. Khách quốc tế phải đến từ quốc gia/vùng lãnh thổ có độ an toàn cao về phòng chống Covid-19 như Đông Bắc Á, châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Australia...
Trong 6 tháng thí điểm, Tổng cục Du lịch ước lượng Phú Quốc có thể đón từ 25.000 - 40.000 khách du lịch quốc tế.
Phú Quốc đang được xác định là vùng xanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ đầu dịch đến nay, Phú Quốc chưa phát hiện ca F0 nào lây nhiễm trong cộng đồng; thành phố đã điều trị thành công 5 ca F0 trong khu cách ly. Tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 là 35%, còn thiếu khoảng 250.000 - 300.000 liều vắc xin để tiêm đủ 2 mũi cho toàn dân trên đảo.
Về năng lực của hệ thống y tế, ngoài trung tâm y tế lớn của thành phố, Phú Quốc còn có Bệnh viện quốc tế Vinmec của Tập đoàn Vingroup cùng hệ thống trạm xá của lực lượng quân y như Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển 4… có thể đáp ứng đủ điều kiện trong kịch bản 650 ca nhiễm mà tỉnh đã xây dựng. Hiện, một số khu nghỉ dưỡng, khu resort cũng đã được Sở Y tế thẩm định đủ điều kiện làm khu cách ly tập trung.
Ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc cho biết, địa phương sẵn sàng thực hiện chủ trương của Trung ương, đón khách du lịch, đồng thời cương quyết giữ vững vùng xanh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vùng xanh. Cả thành phố và tỉnh đều đang nỗ lực, cố gắng để chính thức triển khai thí điểm đón khách trong tháng 10 tới.
Đây là những động thái tích cực cho thấy hoạt động du lịch đang dần trở lại, hy vọng sẽ sớm phục hồi với phương châm vừa phát triển vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Trước đó, trong một cuộc khảo sát của Savills Việt Nam vào tháng 8/2021, gần 50% các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khách sạn, du lịch cũng đã dự báo Phú Quốc sẽ là địa điểm phục du lịch hồi sớm nhất năm 2022.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.