Chuẩn bị quỹ đất hàng nghìn ha, TP.HCM muốn sẵn sàng đón 'đại bàng'
Trần Lê -
03/02/2024 08:16 (GMT+7)
(VNF) - Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP. HCM (Hepza) đề xuất đưa vào quy hoạch hàng ngàn ha quỹ đất cho KCN. Nếu được thông qua thì đây là nguồn lực đất đai chuẩn bị cho giai đoạn 2024 và các năm tiếp theo để đón các 'đại bàng'
TP. HCM chuẩn bị nguồn lực mạnh mẽ thu hút đầu tư mới từ nước ngoài (ảnh minh họa)
Năm 2023, đầu tàu kinh tế TP. HCM trở thành địa phương thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5,85 tỷ USD. Con số này chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, Năm 2023, lần đầu tiên tổng FDI rót vào các KCN ở TP. HCM bao gồm cấp mới và điều chỉnh vượt 1 tỷ USD, đạt gần gấp đôi kế hoạch và tăng 84% so với năm 2022.
Để tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI, mới đây, UBND TP. HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2023- 2025, tầm nhìn 2030. Trong đó, TP. HCM nhấn mạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực mới cho thu hút và sử dụng FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao.
Mặt khác, TP. HCM cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể, rà soát tối đa các thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư kinh doanh bền vững. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư FDI hướng vào các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia. Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư để thu hút FDI...
Một trong những điểm yếu trong thu hút đầu tư vào TP.HCM đó là thiếu quỹ đất, nhất là quỹ đất lớn để hút những dự án có quy mô lớn. Để giải quyết điểm nghẽn này, Thủ tướng đã chấp thuận bổ sung Khu công nghiệp (KCN) Phạm Văn Hai I và II với quy mô 668ha vào quy hoạch phát triển các KCN TP. HCM.
Bên cạnh đó, Ban quản lý các Khu chế xuất (KCX) và Khu công nghiệp TP. HCM (Hepza) cũng đề xuất đưa vào quy hoạch hàng ngàn ha quỹ đất cho KCN, nếu được thông qua thì đây là nguồn lực đất đai chuẩn bị cho giai đoạn 2024 và các năm tiếp theo để đón các 'đại bàng'.
Giám đốc điều hành một tập đoàn toàn cầu có trụ sở tại Việt Nam cho rằng, TP. HCM cần đào tạo và thu hút nhân tài nhiều nhất có thể, bởi nhân tài chính là động lực để các doanh nghiệp tầm cỡ thế giới muốn đầu tư và phát triển. Đơn vị này có một nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét tám quốc gia khác nhau. Cuối cùng, họ nhận thấy TP.HCM, là vì nơi đây có nền văn hóa sôi động và thân thiện với doanh nghiệp, cùng với khả năng tiếng Anh tốt hơn, khiến TP. HCM trở thành lựa chọn lý tưởng.
Theo Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi, thành phố kiên quyết không tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường… Các quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, đứng đầu các chuỗi cung ứng; là thành viên cùng tham gia các hiệp định FTA đa phương với Việt Nam (CPTPP, RCEP, EVFTA…) và các tập đoàn đa quốc gia liên kết với doanh nghiệp trong nước hình thành cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị sẽ được ưu tiên.
Lãnh đạo TP.HCM cam kết, sẽ giải quyết nhanh những vấn đề tồn đọng của hệ thống metro để có thể đưa vào hoạt động từ tháng 7/2024. Tiếp đó là thúc đẩy đầu tư mạng lưới 200km metro còn lại. Đây là nền tảng cơ sở để cải thiện tình trạng giao thông trên địa bàn thành phố. Những vấn đề đầu tư hạ tầng xử lý rác thải, nước thải, khí thải… thành phố sẽ sớm hoàn thành từ nay đến 2030. Đồng thời, TP. HCM mở rộng hợp tác liên kết vùng, kết hợp chuyển tải một số ngành không phù hợp ra khỏi thành phố để tạo dư địa thu hút thêm ngành công nghiệp có lợi thế tiềm năng phát triển kinh tế cho thành phố.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch- Đầu tư), trong tháng đầu tiên của năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký (gồm cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp) đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng hơn 40,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 42,1%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 78,2%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 16%).
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 35 tỉnh, thành phố trên cả nước trong tháng đầu năm. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 867 triệu USD, chiếm 36,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 39,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 282 triệu USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Kế đến, lần lượt là Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai,…
Cục Đầu tư nước ngoài ước tính, các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về đối tác, theo Cục Đầu tư nước ngoài, đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư, tăng 72,8% so với cùng kỳ 2023. Nhật Bản đứng thứ hai với gần 297 triệu USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 7 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Samoa, Trung Quốc, Hồng Kông…
(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được vừa được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Phó bí thư Thành ủy và được giới thiệu để HĐND bầu làm Chủ tịch UBND TP. HCM nhiệm kỳ 2021-2026.
(VNF) - Sáng 19/2, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển dường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM.
(VNF) - Sáng 19/2, tại phiên làm việc cuối cùng của kỳ họp bất thường, Quốc hội sẽ thông qua loạt chính sách, trong đó có dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương với mô hình chính quyền đô thị và nông thôn.
(VNF) - Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 25 thành viên. Trong đó, đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính, cùng với 7 phó thủ tướng, 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
(VNF) - 694 đơn vị công an cấp huyện với gần 6.000 đội trực thuộc sẽ kết thúc hoạt động khi ngành công an sắp xếp thành mô hình thành 3 cấp: bộ - tỉnh - xã.
(VNF) - Sau khi tinh gọn bộ máy, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 gồm 25 thành viên do Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đầu, 7 phó thủ tướng, 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ (Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm Bộ trưởng Ngoại giao).
(VNF) - Ngoài Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường giữ nguyên tên gọi, Quốc hội có 6 Ủy ban mới thành lập sau sắp xếp. Chủ nhiệm 6 cơ quan này vừa được Quốc hội bỏ phiếu bầu.
(VNF) - Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) đề xuất xem xét vị trí Hà Tĩnh làm địa điểm dự phòng cho trường hợp không thể phát triển nguồn điện hạt nhân tại vị trí Ninh Thuận.
(VNF) - Ngày 18/2, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 22, thông qua Nghị quyết thành lập một số sở, ngành. Đồng thời, HĐND tỉnh miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Phạm S.
(VNF) - Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng được quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định pháp luật hiện hành, trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia.
(VNF) - Với số vốn điều lệ hiện này là hơn 1.100 tỷ đồng, Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) luôn gặp khó khăn khi không đảm bảo tỷ lệ hệ số nợ/vốn chủ sở hữu.
(VNF) - Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, bên cạnh cơ chế miễn trách nhiệm dân sự, cần thêm quy định miễn trách nhiệm hình sự trong nghiên cứu khoa học công nghệ, nếu không người làm khoa học "hết sức rủi ro".
(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được vừa được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Phó bí thư Thành ủy và được giới thiệu để HĐND bầu làm Chủ tịch UBND TP. HCM nhiệm kỳ 2021-2026.
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.