Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, tình hình lạm phát và xung đột leo thang, đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và các yếu tố tác động liên quan đến kiều hối, song lượng kiều hối chuyển về TP. HCM năm 2023 đạt 9,460 tỷ USD, tăng 43,3% so với năm 2022.
Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây và tiếp tục duy trì tỷ trọng cao so với tổng lượng kiều hối của cả nước ở mức trên 50%.
Nếu đặt quy mô kiều hối trong mối liên hệ so sánh với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP. HCM năm 2023, thì lượng kiều hối gấp 2,7 lần và bằng khoảng 14% GRDP của thành phố.
Cũng theo đó, kiều hối chuyển về thành phố năm 2023 gắn liền với xu hướng tăng trưởng lao động và làm việc ở nước ngoài.
Phân tích kiều hối theo khu vực, lượng kiều hối chuyển về từ khu vực châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 50,5% và tăng trưởng 143,8% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, lượng kiều hối chuyển về từ khu vực châu Phi và châu Mỹ đều giảm.
Đặc biệt, kiều hối từ khu vực châu Mỹ chiếm tỷ trọng cao, sau khu vực châu Á (chiếm 29,1%), song giá trị kiều hối chuyển về lại giảm 10,2%.
Thị trường lao động, dịch vụ và du lịch mở cửa và phát triển sau đại dịch tại các nước khu vực châu Á, cùng môi trường kinh tế, chính trị ổn định là yếu tố tác động tích cực đến kiều hối chuyển về từ khu vực này trong năm 2023 và trong thời gian tới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.