'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mặc dù hình ảnh phụ nữ làm thương mại được cụ Tú Xương ngợi ca là "Quanh năm buôn bán ở mom sông/Nuôi đủ năm con với một chồng" nhưng thực tế thương mại chỉ là nghề tay trái do phụ nữ đảm nhiệm với các hình thức nhỏ lẻ kiểu buôn đầu chợ, bán cuối chợ. Vì thế, doanh nhân nữ trở nên cực kỳ hiếm hoi.
Điểm lại lịch sử thương mại Việt Nam có một số phụ nữ nổi lên như những doanh nhân thực thụ. Bản thân họ cũng là một hiện tượng được báo chí đương thời đề cập rất nhiều.
Báo chí ở Hà Nội một thời từng đưa tin rất nhiều về người phụ nữ làm khuynh đảo thị trường Bắc Kỳ những năm đầu thế kỉ XIX: Trần Thị Lan. Sau năm 1888, Hà Nội trở thành thành phố nhượng địa, hàng loạt phố phường của Hà Nội bị thay bằng các tên Pháp. Song, cái tên phố Richaud (Quán Sứ) lại được báo chí và nhiều người Hà Nội biết đến với tòa 2 biệt thự của 2 nhà thầu giàu có vào loại bậc nhất thời bấy giờ: Doanh nhân Nguyễn Huy Quang và Trần Thị Lan (Tư Hồng).
Sống cách nay hơn 100 năm nhưng chưa người phụ nữ nào của Hà Nội thời nhượng địa lại xuất hiện nhiều, được tranh cãi khi luận bình công tội như Tư Hồng. Người khen cho rằng Tư Hồng là tấm gương điển hình của phụ nữ cấp tiến, dám vượt lên số phận, bước qua lời nguyền, dấn thân vào xã hội phong kiến nửa thực dân làm chủ cuộc đời mình và nắm bắt thời cơ làm ăn mà trở thành tư sản lớn. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến chê bai về việc 2-3 lần sang ngang của Tư Hồng và không khỏi bình luận cay nghiệt với việc làm ăn của bà.
Sinh năm 1868, xuất thân là cô gái quê ở Hà Nam, gia cảnh bị bần cùng, Trần Thị Lan bị cha ép gả cho lý trưởng làm lẽ vào năm 17 tuổi. Không cam chịu, cô trốn ra Nam Định làm thuê và lấy một người bán bún xáo trâu.
Cuộc đời xô đẩy, cô lại làm lẽ một Hoa kiều ở Hải Phòng, từ đây Lan được gọi là thím Hồng (theo tên chồng). Một trận đòn ghen oan nghiệt đã khiến cô bị sẩy thai. Khi công việc xuất khẩu gạo của Hoa kiều Hồng thua lỗ, người thương lái này bỏ về nước, thím Hồng ở lại Hải Phòng sinh kế một mình, sau đó theo bạn bè về Hà Nội.
Tại đây, cô học tiếng Pháp để giao du với người Tây, nhanh chóng bắt kịp tư duy và lối sống của thành phố. Sau đó, Trần Thị Lan trở thành vợ của quan Tư Laglan, tên Tư Hồng bắt đầu từ đó. Laglan trở thành cầu nối để Tư Hồng làm quen với thương trường, mở rộng giao du với giới làm ăn và quan chức trong hệ thống chính quyền thuộc địa.
Với trí tuệ sắc sảo, biết tận dụng quan hệ và vai trò của chồng, năm 1892, người phụ nữ An Nam nhỏ bé đó đã lên tòa đốc lý xin thành lập Công ty thầu An Nam và trúng thầu một số dự án cung cấp thực phẩm cho quân đội và các nhà tù ở Bắc Kỳ. Doanh nghiệp phát triển, Tư Hồng lấn sang lĩnh vực vận tải sông, biển. Dự án lớn nhất mà công ty của Tư Hồng trúng thầu, cũng là dự án khiến bà chịu nhiều thi phi khắp xứ An Nam là dự án phá tường thành Hà Nội.
Với quyết định của hội đồng thị chính ngày 28/7/1893, dự án phá tường đã được Toàn quyền Đông Dương Lanessan ký với Công ty Bazin của Pháp. Nhưng Bazin bán lại gói thầu, nhiều công ty lớn tham gia đấu thầu dự án này nhưng đều thua Tư Hồng. Cô Tư thắng thầu với mẹo bỏ giá thấp nhất.
Việc Tư Hồng vượt mặt nhiều thầu khoán có tiềm lực đã gây xôn xao dư luận Bắc thành thời bấy giờ. Với trí thông minh, tài tháo vát, hiểu rõ tình hình lao động của Bắc kỳ, Tư Hồng đã triển khai thành công dự án này một cách ngoạn mục. Bà về tận Hà Nam thuê nông dân; trực tiếp vào làng rèn Hòe Thị (Xuân Phương, Từ Liêm) đặt làm búa chim, xà beng; thuê Nguyễn Quang Minh làm xe cút kít; thuê Bạch Thái Bưởi dựng lán trại cho phu ở...
Với cách tổ chức khoa học, giám sát tốt lao động, tránh được lãng phí, Tư Hồng khởi công dự án năm 1894 nhưng chỉ hơn 2 năm sau, dự án đã hoàn thành, sớm hơn thời hạn gần 6 tháng. Số vật liệu cũ tận dụng từ tường thành, Tư Hồng dùng để xây ngôi biệt thự ở ngõ Hội Vũ và dãy nhà đầu phố Quán Sứ, Hàng Da, Cửa Đông cho thuê.
Từ đây, Tư Hồng mở rộng kinh doanh xây dựng nhà ở, dinh thự, cầu cống và mở các hãng buôn lớn… Bà trở thành một tư sản cỡ lớn ở Hà Nội và bắt đầu vươn tới những quyền lực trong kinh doanh ở các ngành như thầu khoán, vận tải thủy, cung cấp thực phẩm, buôn bán lúa gạo…
Tư Hồng phất lên nhanh chóng với những thương vụ làm ăn thành công vang dội và trở thành người phụ nữ có "máu mặt" nhất trên thương trường khi ấy. Tư Hồng cũng dành khá nhiều tài sản vào việc làm từ thiện cho dân nghèo và nhóm tù nhân của Bắc Thành.
Bà còn nhiều lần xoay xở, tìm cách can thiệp để giảm án cho các tù nhân. Bất cứ nơi nào trong nước bị mất mùa, bão lụt, bà đều cho chở gạo, ngô đến phát cứu tế với số lượng lớn. Hành động đó của Tư Hồng đã động đến triều đình, cô được vua nhà Nguyễn tặng cho 4 chữ "Tiết hạnh khả phong".
Về sau, do Tư Hồng trở nên quá mạnh, có ảnh hưởng nhiều trong giới tư bản dân tộc, cộng với việc bà can thiệp vào nhiều vụ xin giảm án cho tù nhân mà bị chính quyền thuộc địa chú ý và dùng nhiều thủ đoạn cô lập, chèn ép, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp của Tư Hồng vì thế sa sút. Không rõ bà mất năm nào, trong hoàn cảnh nào, người Hà Nội chỉ lưu truyền là mộ cô Tư Hồng gần cổng chùa Hai Bà Trưng, bia mộ vẻn vẹn có ba chữ "Cô Tư Hồng".
Giàu có bậc nhất Hà Nội đầu thế kỷ XX nhưng bà Tư Hồng ra đi một cách lặng lẽ và gần như không để lại gì ngoài tấm hình chụp thời oanh liệt nhất được lưu tại bảo tàng Albert Kahn (Pháp). Hơn 100 năm đi qua, nhân vật Tư Hồng vẫn gợi lên nhiều bàn luận. Lịch sử đã khép lại, quan điểm về kinh tế tư nhân đã trả lại vị trí cho nhiều cá nhân tư sản trong quá khứ và nhân vật Tư Hồng cũng cần được hiểu một cách đủ đầy.
Các phê phán đối với bà đều bám vào sự kiện phá tường thành Hà Nội năm 1896 - 1897. Người viết bài này cho rằng trên thực tế triều đình nhà Nguyễn đã có chỉ dụ năm 1835 cho bạt phá tường thành, sau đó lại phá dỡ nhiều công trình trong Hoàng thành để đem vào Huế kiến thiết; tiếp tục đến đạo dụ 1888 công nhận cho Pháp toàn quyền ở Bắc Thành thì khó có thế lực nào cưỡng lại được những quyết định của chính quyền thuộc địa. Vì thế, khi Hội đồng thị chính đã ra quyết định chính thức giao thầu cho Công ty Bazin của Pháp thì việc phá thành đã là hiện hữu.
Tư Hồng tham gia bỏ thầu cùng rất nhiều công ty khác. Do vậy việc phá thành nếu không phải công ty An Nam thì cũng thực hiện bởi công ty khác. Nhưng tại sao Tư Hồng bị chê trách nhiều đến vậy? Vấn đề ở đây người thắng thầu là một phụ nữ An Nam mà thôi! Đây là sự kiện không có tiền lệ, khi một bà chủ An Nam thắng thầu trước các đối thủ đàn ông là điều khó chấp nhận.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.