'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Người phụ nữ tài hoa
Bà Bùi Thị Hý sinh năm 1420, ở trang Quang Ánh, châu Nam Sách, nay là thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Bà là con gái của cụ Bùi Đình Nghĩa và là cháu của cụ Bùi Quốc Hưng, một danh tướng khai quốc công thần đời Lê.
Gia phả họ Bùi cũng như những câu chuyện truyền đời cho biết, bà Bùi Thị Hý vốn thông minh, có biệt tài viết chữ và vẽ rất đẹp. Bà từng giả trai đi thi khoa bảng. Thi đến tam trường thì bà bị phát hiện thân phận, do là cháu danh tướng Bùi Quốc Hưng nên không bị phạt nặng.
Sau này bà nên duyên vợ chồng với ông Đặng Sỹ, một chủ lò gốm ở làng Chu Đậu. Lò gốm của vợ chồng bà cứ thế làm ăn phát đạt, không chỉ nhờ cái nền từ ông Đặng Sỹ mà còn bởi tài quảng giao của nữ doanh nhân Bùi Thị Hý.
Bà cùng chồng và em trai là Bùi Đình Khởi mở rộng xưởng sản xuất gốm ra quy mô lớn. Bà mang hết tài trí và năng khiếu hội họa của mình tạo ra những sản phẩm gốm sứ đạt tới độ tinh hoa, đưa làng gốm Chu Đậu vang danh nức tiếng một thời.
Với tư duy kinh tế nhạy bén, nhận thấy việc buôn bán đồ gốm ra nước ngoài mang lại nhiều lợi nhuận, bà Bùi Thị Hý đã tiếp thu ngôn ngữ quốc tế và bắt đầu hành trình giao thương ra biển lớn. Tài liệu gia phả của dòng họ Bùi có viết về bà như sau: ‘Tam phiên vi chủ thương đoàn cập quốc ngoại hoán giao, đặc phẩm’, nghĩa là ba lần bà đi đến các nước để bán những sản phẩm đặc sắc do chính tay mình làm ra.
Nhiều thông tin cho biết thêm, bà Hý biết tiếng Trung, Nhật và phương Tây. Tài giao thương kết bạn của bà cũng là điều khiến người ta nể phục khi quen biết với rất nhiều người uy quyền thời bấy giờ trong đó có cháu của Trịnh Hòa, một trong những nhà hàng hải hàng đầu Trung Quốc.
Trong một chuyến đi, đoàn thuyền của ông Đặng Sĩ gặp bão và ông chết trên biển Đông. Bà nén nỗi đau mất chồng, một tay tiếp tục gây dựng thương hiệu gốm Chu Đậu.
Khâm phục tài năng và ý chí của bà, một doanh nhân khác ở làng Chu Đậu là ông Đặng Phúc đã đem lòng quý mến. Từ đó vợ chồng bà Bùi Thị Hý và ông Đặng Phúc tiếp tục phát triển gốm Chu Đậu ngày càng lớn mạnh.
Sự nghiệp hanh thông, nhưng cuộc đời riêng của bà Bùi Thị Hý không mấy may mắn, hạnh phúc. Bà trải qua 2 đời chồng nhưng không có con. Tất cả sản nghiệp có được, bà dùng để xây chùa và các công trình phúc lợi cho vùng Chu Đậu. Hiện nay, vẫn còn có tấm bia tại một ngôi chùa ở làng Chu Đậu ghi rõ ngôi chùa do bà Bùi Thị Hý bỏ công đức ra xây.
Từ gia phả cổ của dòng họ Bùi tại Quang Ánh, các nhà khảo cổ đã tìm được mộ của bà Bùi Thị Hý. Trong đó có bức tượng con nghê lưu lại bút tích của bà cũng như viên gạch có khắc tượng bà với dòng chữ Hán: ‘Cổ tượng hình tổ cô, hiệu Vọng Nguyệt, nguyên thị chủ thập dư trang phường đào từ bình. Đại loạn hóa tượng họa lại truyền hậu dã’ (Dịch nghĩa: Hình tượng cổ tổ cô tên hiệu là Vọng Nguyệt, nguyên là chủ trên 10 trang phường gốm. Do đại loạn tượng phải hủy đi mất vẽ lại để truyền cho đời sau).
Bà tổ nghề gốm Chu Đậu
Nghệ nhân Bùi Thị Hý là người có óc sáng tạo và kỹ thuật vẽ điêu luyện bậc nhất gốm Chu Đậu. Gốm Chu Đậu dưới bàn tay tài hoa của bà đã đạt đến trình độ tuyệt mỹ: đẹp về dáng, sáng về men, hoa văn trang trí tinh xảo.
Đặc điểm nổi bật của gốm Chu Đậu là men trắng trong với hoa văn màu xanh (men trắng chàm) và men trắng trong với hoa văn ba màu vàng, đỏ nâu, xanh lục (men tam thái) cùng kiểu dáng, họa tiết hoa văn thể hiện bản sắc văn hóa thuần Việt. Các sản phẩm gốm Chu Đậu chứa đựng tâm hồn, phong cách của con người Việt Nam; thể hiện tinh thần từ bi, bác ái của đạo Phật với những hoa văn tòa sen, cánh sen, linh vật …
Những phương pháp và kỹ thuật chế tác của người thợ Chu Đậu xưa đã đạt tới trình độ cao. Theo đó, bí quyết để có những sản phẩm tinh xảo chính là kỹ thuật vẽ dưới men, sau đó đem nung trong lò và phủ men tam thái lên trên, rồi lại nung nhẹ để giữ màu. Bởi thế, trải qua bao thế kỷ, dù bị chôn dưới đất hay nằm dưới đáy biển vài trăm năm, sản phẩm gốm Chu Đậu vẫn giữ nguyên được kiểu dáng, màu sắc.
Không chỉ là người gây dựng nên dòng gốm Chu Đậu, bà Bùi Thị Hý còn trực tiếp mang sản phẩm giao thương bằng hàng hải ra các nước xung quanh.
Bằng chứng cho việc giao thương, xuất khẩu của gốm Chu Đậu ra thế giới là chiếc bình gốm cổ quý giá tại bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Trên lớp tráng xanh da trời và trắng của chiếc bình gốm tinh xảo này khắc 13 chữ Hán: ‘Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhan Bùi Thị Hý bút’ (dịch nghĩa: Năm Thái Hòa thứ 8, tại châu Nam Sách, nghệ nhân Bùi Thị Hý viết/vẽ/tạo).
Đây cũng là bằng chứng đầu tiên trong hành trình tìm ra bà tổ nghề gốm sứ Chu Đậu. Và cũng chính từ chiếc bình đó, nguồn gốc gốm Chu Đậu sau nhiều cơ duyên đã được tìm ra, bắt đầu thời kỳ phục hưng của dòng gốm danh giá này.
Phục hưng dòng gốm cổ
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, gốm Chu Đậu xứng đáng là một báu vật của quốc gia và là niềm tự hào của người Việt Nam. Nhận thấy ý nghĩa và giá trị đó, năm 2001, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã quyết định thành lập Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu với sứ mệnh phục hưng dòng gốm cổ này.
Chỉ trong một thời gian ngắn, một khu đất rộng hơn 30.000m2 bao gồm nhà trưng bày, nhà thờ bà Tổ nghề Bùi Thị Hý và nhiều nhà sản xuất rộng lớn với các máy móc thiết bị chuyên dụng nhanh chóng được xây dựng và đi vào hoạt động.
Với niềm tự hào và trọng trách được tiếp nối nghề truyền thống của nghệ nhân Bùi Thị Hý, Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu đã tìm ra những hướng đi mới quyết liệt, táo bạo hơn, kết hợp với bàn tay tài hoa và trí sáng tạo của những nghệ nhân, thợ làm gốm ngày nay, đưa gốm Chu Đậu nâng lên một tầm cao mới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.