Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Bà Hoàng Thị Nga quê ở làng Đông Ngạc, tỉnh Hà Đông, là con gái của quan tuần phủ Hoàng Huân Trung.
Sau khi đỗ tú tài phần nhất, bà sang Pháp học tú tài phần hai rồi vào học tại Viện Khoa học ở Paris. Sau khi đỗ Cử nhân về khoa học, bà tiếp tục học lên Tiến sĩ.
Với luận án có đề tài rất hiện đại: “Tính chất quang điện của các chất hữu cơ”, bà Hoàng Thị Nga đã nhận được bằng tiến sĩ hạng ưu vào năm 1935.
Ngay sau đó, trên Tạp chí Khoa học đã có bài viết về bà với nhan đề: “Thật là vẻ vang cho đàn bà nước Nam: Cô Hoàng Thị Nga mới đỗ Tiến sỹ về khoa học vật lý”.
Bài viết có đoạn: “Hội đồng sau khi nghe bài luận thuyết của cô, đồng thanh ngợi khen cô và nhận cho cô được lấy bằng Tiến sỹ vào ưu hạng. Cô lại còn được khen về phương diện sư phạm nữa. Công chúng đến xem kỳ thi ấy đều tâm phục cái tài khoa học của một cô gái Việt Nam.
Cô Hoàng Thị Nga lấy được bằng Tiến sỹ khoa học trước nhất ở nước Nam này, thật cô đã làm vẻ vang cho nhà, cho nước, nhất là cho phái nữ lưu, cho các trường cô tòng học, cho các giáo sư đã luyện tập cho cô được thành tài, như ông Petelot, Bernard”.
Được biết, bà Hoàng Thị Nga được chính quyền Pháp cử làm giáo sư trường Đại học Khoa học từ 15/5/1945; và đến 15/8/1945 thì đề bạt làm hiệu trưởng.
Trong hồi ký của cố GS Đào Văn Tiến cũng ghi chép lại về thông tin này như sau:
“Khi nhậm chức (cuối năm 1945), bà khoảng 40 tuổi, người đẫy đà, mặt trái xoan trắng trẻo, mắt một mí, môi mỏng và trông hơi giống phụ nữ Nhật. Bà thường mặc bộ đồ tay-ơ, áo vét, váy ngắn màu xám, chân đi giày cao gót, tôi nhớ mang máng là bà để tóc xoăn dài, rẽ giữa và uốn thành hai mảnh vỏ trai úp sau đầu.
Khi được tin bà về trường Đại học đã có nhiều bàn tán trong giới sinh viên vì họ đã quen với các thầy giáo Pháp ở trường Đại học trước kia – không có thầy giáo Việt Nam ở trường Đại học. Nay có giáo viên người Việt mà lại là nữ, đứng trên bục Đại học giảng bài bằng tiếng Việt, quả là một hiện tượng hiếm có.
Tại buổi khai giảng của trường, bài diễn văn khai mạc của bà ở đại giảng đường đã thu hút đông đảo sinh viên các ngành. Họ đứng chật ních cả hành lang vì tò mò muốn xem và muốn nghe vị nữ tiến sĩ đầu tiên của nước ta giảng bài…
Hơn nữa bà còn được dư luận tuyên truyền là “cứng đầu, cứng cổ” dám kiện Chính phủ Pháp về tội thất tín. Ở Paris, giới chức Pháp đã hứa cho bà về dạy ở trường Đại học nhưng khi về nước, giới chức Đông Dương lại chỉ cho bà dạy ở trường Trung học. Bà đã xin trở lại Pháp và kiện chính phủ về tội thất tín, đòi bồi thường mọi chi phí di chuyển…”
Tuy nhiên chỉ hai tháng sau khi nhậm chức, bà Hoàng Thị Nga đã rời Việt Nam, trở lại Pháp. Tại đây, bà không lập gia đình, chỉ cống hiến hết mình cho khoa học. Cụ thể, bà tham gia trong nhóm phát minh sáng chế vô tuyến màu của Pháp. Sau khi qua đời năm 1970, cái tên Hoàng Thị Nga đã được vinh danh ở trên Bia tưởng niệm nghĩa trang Danh nhân Pháp.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.