Theo nhận định của các chuyên gia, trí tuệ nhân tạo (AI) đang là làn sóng công nghệ phát triển nhanh và được quan tâm nhất trên toàn thế giới. Công nghệ AI đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng cho mình chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế. Tại Việt Nam, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI cũng đang trở thành một lĩnh vực quan trọng và đầy hứa hẹn ở mọi cấp độ, từ quốc gia đến các doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học cho đến cá nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và cả trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam đã xác định tập trung phát triển công nghệ AI như là một mũi nhọn, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã và đang hình thành các bộ phân chuyên trách về AI với nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng vào trong quá trình chuyển đổi số. Ngoài ra, các viện nghiên cứu, các trường đại học cũng đang đầu tư, thay đổi và cập nhật các chương trình đào tạo về khoa học dữ liệu, AI để đáp ứng được nhu cầu về nghiên cứu, phát triển cũng như nhân lực cho thị trường về AI của quốc gia.

Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance dành riêng một chuyên đề đặc biệt mang tên “Bàn tròn AI” nhằm làm rõ triển vọng ứng dụng AI vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, fintech nói riêng.

Chuyên đề mở đầu bằng một cuộc trò chuyện giữa nhà báo của Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance với ChatGPT – một hệ thống AI được phát triển bởi OpenAI – đã thổi bùng cuộc đua AI trên toàn cầu. Cuộc trò chuyện đề cập đến các khái niệm cơ bản của AI, ứng dụng của nó trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và những thách thức liên quan đến việc tích hợp AI vào cuộc sống.

Kế đến, chuyên đề phác hoạ bức tranh toàn cảnh của AI, từ quá khứ đến hiện tại, với các bài viết như "Kỷ nguyên của AI", "Làm gì với AI", "Tương lai của AI", "Rào cản với AI", "AI và xu hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu". Điểm thú vị ở các bài viết là ghi nhận rất nhiều quan điểm của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, qua đó đưa bạn đọc Việt Nam dễ dàng tới gần hơn với AI, hiểu hơn về AI và từ đó, dần sống chung với AI. Đây cũng là lý do Tạp chí đặt tên chuyên đề là "Bàn tròn AI" – nơi các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo cùng nhau thảo luận về các chủ đề liên quan đến AI nói chung và AI trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng.

Chuyên đề cũng dành riêng một bài viết về chủ đề "Con người và AI" với mong muốn nhìn nhận rõ liệu có nên lo ngại về việc AI thay thế con người hay không.

Bên cạnh đó, chuyên đề có bài phỏng vấn riêng ông Đỗ Danh Thanh – Phó Tổng giám đốc Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số và An ninh mạng, Deloitte Việt nam về chủ đề "Làm gì để kiểm soát rủi ro từ AI"; phỏng vấn riêng ông Lê Nhân Tâm – Giám đốc Công nghệ của Microsoft Việt Nam trong bài "Phát triển AI tại Việt Nam: Hợp lực các "ông lớn" thay vì "trăm hoa đua nở"; phỏng vấn riêng TS Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với chủ đề "Chính sách nào để Việt Nam bắt kịp làn sóng AI".

Ngoài ra, chuyên đề có bài viết riêng nhấn mạnh "AI sẽ thổi bùng cuộc cách mạng ngân hàng số" của tác giả Danny Ngô, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Kinh tế số tại Geneva, Thuỵ Sĩ, cũng là CEO của một công ty fintech.

sử dụng iframe bình luận có sẵn
AI và xu hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu

AI và xu hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu

Con người và AI

Con người và AI

Làm gì với AI?

Làm gì với AI?

Tương lai của AI

Tương lai của AI

(VNF) - Khi nói đến AI, câu hỏi đầu tiên của nhiều lãnh đạo ngân hàng là “điều đó có giúp ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn không/ có giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều tiền không?. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định được điều đó một cách chắc chắn.

Rào cản với AI

Rào cản với AI

(VNF) - Để AI hoạt động hiệu quả, cần dữ liệu chất lượng cao và đa dạng. Tuy nhiên, việc thu thập, lưu trữ, và xử lý dữ liệu hiện đang có hạn chế về chất lượng và độ tin cậy. Việc xây dựng và duy trì hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết cho AI cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi đầu tư lớn về tài chính cũng như kỹ thuật.

Kỷ nguyên của AI

Kỷ nguyên của AI