Thuật ngữ “Trí tuệ nhân tạo” - Artificial Intelligence (AI) xuất hiện từ năm 1956, được đề xuất bởi nhà khoa học máy tính người Mỹ John McCarthy tại Hội nghị Dartmouth, để mô tả ngành khoa học kỹ thuật tạo ra máy móc thông minh có thể bắt chước hành vi của con người. Gần gũi và được nhiều người biết đến sớm nhất có lẽ là “robot đánh cờ”.

Trên thực tế, ngay từ năm 1950 - tức là trước cả thời điểm thuật ngữ “Trí tuệ nhân tạo” ra đời, “cha đẻ” của lý thuyết thông tin - Claude Shannon - đã xuất bản bài báo “Lập trình một máy tính chơi cờ vua” - bài báo đầu tiên về phát triển một phần mềm máy tính chơi cờ vua. Sự phát triển của AI gắn liền với trò chơi đánh cờ trong suốt một thời gian dài.

Minh chứng là khái niệm hết sức quan trọng của AI là “học máy” (machine learning) ra đời bởi Arthur Samuel vào năm 1959, xuất phát từ báo cáo về việc lập trình một máy tính “để nó học cách chơi một ván cờ caro tốt hơn những gì người viết chương trình có thể chơi”.

Tuy nhiên, phải gần 40 năm sau, trải qua hai “mùa đông AI” - giai đoạn mà nguồn tài trợ cho các dự án nghiên cứu AI bị cắt giảm nghiêm trọng do tiến độ chậm chạp trong phát triển AI, robot đánh cờ mới trở thành biểu tượng, đưa khái niệm AI lan rộng trên toàn thế giới. Đó là sự kiện diễn ra vào ngày 11/5/1997, siêu máy tính Deep Blue của hãng công nghệ IBM đã đánh bại đại kiện tướng cờ vua người Nga, Garry Kimovich Kasparov. Ông được mệnh danh là kỳ thủ mạnh nhất trong lịch sử với hệ số ELO 2851, được xếp hạng cao nhất trong khoảng 20 năm từ năm 1985 đến năm 2005 và là nhà vô địch cờ vua thế giới không thể đánh bại từ 1985 đến 1993.

Đến năm 2007, chương trình AlphaGo Zero của Google DeepMind đã đánh bại nhà vô địch cờ vây Lee Sedol, trở thành chương trình máy tính đầu tiên giành chiến thắng trước một kỳ thủ cờ vây chuyên nghiệp.

Tại Việt Nam, đông đảo người dân đã biết đến robot nói chung và AI nói riêng vào những năm 2000, khi Honda ra mắt người máy thông minh ASIMO có thể hoạt động tương tự con người và được đưa về “thăm và biểu diễn” tại Việt Nam không chỉ một lần với nhiều chương trình giao lưu, thậm chí được truyền hình trực tiếp trên VTV3.

Người máy ASIMO từng rất quen thuộc với người dân Việt Nam

Các trợ lý ảo như Siri của Apple tích hợp trên iPhone từ năm 2011, Alexa của Amazon, Google Assistant của Google... dần khiến AI trở nên quen thuộc hơn với người dân Việt Nam. Hay như Google Maps đã trở thành ứng dụng không thể thiếu đối với người dân thành thị, với việc cung cấp không chỉ thông tin về lộ trình di chuyển mà còn cả mật độ xe trên từng quãng đường và đề xuất quãng đường di chuyển tối ưu, tất cả đều sử dụng AI để thu thập và phân tích dữ liệu. Hoặc như những “công dân mạng” vẫn hay thắc mắc về việc “mình nói gì, Facebook quảng cáo đó” - cũng có sự tham gia của AI trong việc thu thập và xử lý dữ liệu.

Mặc dù những thành tựu trong quá trình phát triển AI là rất lớn và ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống con người nhưng cho đến trước năm 2022, vẫn còn nhiều lấn cấn trong việc nhìn nhận rằng AI đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp mới. Nhưng sự lấn cấn này đã không còn tồn tại khi công cụ ChatGPT của công ty OpenAI ra mắt vào tháng 11/2022 và đạt 1 triệu người dùng chỉ sau 5 ngày, bỏ xa các ứng dụng đình đám như Instagram, Spotify, Dropbox, Facebook (mất từ 2,5 tháng đến dưới 1 năm) và Twitter, Airbnb, Netflix (mất từ 2 năm tới 3,5 năm để đạt 1 triệu người dùng).

Mặc dù những thành tựu trong quá trình phát triển AI là rất lớn và ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống con người nhưng cho đến trước năm 2022, vẫn còn nhiều lấn cấn trong việc nhìn nhận rằng AI đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp mới. Nhưng sự lấn cấn này đã không còn tồn tại khi công cụ ChatGPT của công ty OpenAI ra mắt vào tháng 11/2022.

Trao đổi với Đầu tư Tài chính, lãnh đạo chuyển đổi số của một ngân hàng tại Việt Nam gọi sự ra đời của ChatGPT nói riêng và Generative AI (AI tạo sinh) nói chung là “đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp hậu lần thứ 4” và đánh giá cuộc cách mạng này còn lớn hơn cả cuộc cách mạng động cơ hơi nước, bởi cơ chế “tạo sinh” của AI có mức độ ảnh hưởng rất mạnh và không có giới hạn về mặt ứng dụng.

Lý giải thêm, vị này ví von cơ chế “tạo sinh” của ChatGPT như chơi trò chơi nối chữ. Dựa trên nội dung và ngữ cảnh trước đó (có thể là câu hỏi, lời mô tả, gợi ý...), AI tự tạo ra, tự sinh ra các từ tiếp theo dựa trên xác suất cao nhất mà từ đó xuất hiện theo những gì mà AI được học. AI càng được huấn luyện kỹ càng với dữ liệu lớn thì ngôn ngữ diễn đạt càng tự nhiên và hữu dụng.

“Cái hay của AI tạo sinh hiện nay là khả năng “tinh chỉnh” (fine-tune) bằng cách học tăng cường từ dữ liệu phản hồi (feedback) của con người. Ví dụ khi ChatGPT đưa ra thông tin sai lệch so với thực tế, con người sẽ phản hồi lại rằng đó là thông tin sai và ChatGPT sẽ tự học để cho ra thông tin chính xác hơn. Tóm lại là khả năng tự học rất cao”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Dễ thấy nhất là khi so sánh với công cụ tìm kiếm Google Search. Thực chất, Google cũng ứng dụng AI để cho ra những kết quả tìm kiếm hữu dụng nhất cho người dùng nhưng người dùng phải tự đọc các website, tự rút ra thông tin mà bản thân cho là cần thiết. Tuy nhiên, ChatGPT đọc hết những nội dung đó, tự rút ra thông tin mà AI cho là hữu dụng và gửi kết quả cuối cùng đến người dùng.

Nói với Đầu tư Tài chính, lãnh đạo của VinBigdata thuộc Tập đoàn Vingroup đánh giá: Sự bùng nổ của ChatGPT cũng như công nghệ AI tạo sinh đã tạo ra “địa hạt” mới, đem đến nhiều cơ hội cho Việt Nam đi tắt đón đầu.

“Tại Việt Nam, chúng ta cũng đã bàn luận về chủ đề này trên rất nhiều các diễn đàn khác nhau. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc triển khai AI tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức như hạn chế về nguồn lực, cơ sở hạ tầng, nhân lực chuyên môn... Đây là bài toán cần sự chung tay của nhiều đơn vị để “mở đường” cho công nghệ Việt vươn ra toàn cầu”, vị này cho biết.

Theo đại diện VinBigdata, một số đơn vị tại Việt Nam đã cho ra mắt mô hình AI tạo sinh ở các định dạng khác nhau. Bản thân VinBigdata vào cuối tháng 12/2023 cũng ra mắt ViGPT - “ChatGPT phiên bản Việt” đầu tiên dành cho người dùng cuối, gây tiếng vang nhất định trong cộng đồng khoa học công nghệ Việt Nam. Bước đi này nhằm đặt nền móng cho việc phát triển và làm chủ các giải pháp tích hợp AI tạo sinh từ những tầng lõi mô hình sâu nhất cho tới ứng dụng dành cho người dùng cuối.

ViGPT phiên bản dành cho cộng đồng sẽ được phát hành miễn phí cho các tổ chức phi lợi nhuận, các đơn vị này chỉ cần chi trả chi phí vận hành với mức giá cạnh tranh. Trong khi đó, với phiên bản doanh nghiệp, các giải pháp tích hợp AI tạo sinh như ViChat, ViVoice, trợ lý ảo ViVi thế hệ mới ngoài việc được ứng dụng trên xe điện VinFast còn được ứng dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các lĩnh vực từ vận tải đến ngân hàng, tài chính, bảo hiểm... Các phiên bản phục vụ các bài toán ngày càng phức tạp sẽ tiếp tục được ra mắt, theo thông tin từ đại diện VinBigdata.

“AI sẽ xuất hiện ở mọi nơi”, ông Bùi Văn Cường, đồng sáng lập kiêm Giám đốc Công nghệ của Công ty Cổ phần DATX Việt Nam, chia sẻ với Đầu tư Tài chính. Ông Cường nhấn mạnh thêm rằng AI đang chiếm một phần rất quan trọng trong chiến dịch rao bán sản phẩm của các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

Câu chuyện thành công kinh điển tại thị trường Mỹ là Tesla, hệ thống lái xe tự động autopilot chính là mấu chốt bán hàng của hãng xe này. Hãng công nghệ Samsung gần đây cũng ra mắt dòng điện thoại flagship Galaxy S24 với thông điệp “Mở ra kỷ nguyên mới về trí tuệ nhân tạo di động”. Hay như Microsoft sau khi rót 10 tỷ USD vào OpenAI, đã cho ra mắt trợ lý ảo Copilot và ứng dụng vào trong các sản phẩm Office 365.

Ông Bùi Văn Cường đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dữ liệu, cả quy mô và chất lượng trong việc phát triển và ứng dụng AI một cách hiệu quả. AI đòi hỏi một quy mô dữ liệu khổng lồ để học và cải thiện quy trình ra quyết định. Dữ liệu đầu vào càng lớn, càng sạch thì sau khi AI xử lý, kết quả đầu ra càng tốt. Suy cho cùng, AI giúp cho việc phân tích và ra quyết định đúng đắn hơn (data-driven), tối ưu hoá hiệu quả hoạt động của tổ chức và cá nhân, đồng thời cũng giúp con người quản trị rủi ro tốt hơn.

Cuộc cách mạng AI đang diễn ra rất nhanh và không ai chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó, kể cả những người tiên phong, các chính phủ và đặc biệt là các doanh nghiệp, giống như một trận đại hồng thủy, dù ở đâu thì cuối cùng nước cũng sẽ dâng đến đó, vì vậy, ai cũng phải chuẩn bị cho điều đó.

Trong một cuộc trao đổi chuyên môn liên quan đến AI do FPT Digital tổ chức, ông Nguyễn An Nguyên, Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Trusting Social, đúc kết lại 5 cấp độ ứng dụng AI. Cấp độ đầu tiên là hỏi - đáp thuần túy và AI đàm thoại như ChatGPT. Cấp độ tiếp theo là khai thác kỹ năng lập trình, phân tích dữ liệu của AI. Cấp độ thứ ba là cho AI học các kiến thức chuyên ngành để trở thành chuyên gia trong một số lĩnh vực nhất định. Cấp độ thứ tư là AI tự học và tương tác, chia sẻ kiến thức với nhau. Cấp độ cao nhất là AI hoàn toàn tự chủ và được chính phủ chấp nhận.

Nhà khoa học dữ liệu này nhấn mạnh cuộc cách mạng AI đang diễn ra rất nhanh và không ai chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó, kể cả những người tiên phong, các chính phủ và đặc biệt là các doanh nghiệp, giống như một trận đại hồng thủy, dù ở đâu thì cuối cùng nước cũng sẽ dâng đến đó, vì vậy, ai cũng phải chuẩn bị cho điều đó.

Theo ông Nguyên, bước đầu tiên mà chủ doanh nghiệp có thể làm là hướng dẫn nhân viên ứng dụng ChatGPT vào trong công việc của họ. Bước thứ hai là tạo ra AI tiếp thu những kiến thức liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp và biến nó trở thành trợ lý hữu ích cho cán bộ nhân viên doanh nghiệp. Bước tiếp theo là thành lập các nhóm chuyển đổi AI trong doanh nghiệp. Bước cuối cùng là bắt đầu suy nghĩ về cách AI phá vỡ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra đột phá mới.

Lĩnh vực AI đã có những bước “nhảy vọt” trong năm 2023 và cho thấy tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống xã hội. Báo cáo về chỉ số sẵn sàng AI năm 2023 cho biết, Việt Nam xếp thứ 5/10 tại Đông Nam Á, vượt qua Philippines. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong khu vực và trên thế giới.

Lĩnh vực AI đã có những bước “nhảy vọt” trong năm 2023 và cho thấy tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống xã hội. Báo cáo về chỉ số sẵn sàng AI năm 2023 cho biết, Việt Nam xếp thứ 5/10 tại Đông Nam Á, vượt qua Philippines. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong khu vực và trên thế giới.

THỰC HIỆN:
TÙNG LÂM
THIẾT KẾ:
NGỌC ĐẠI

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

(VNF) - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), cùng VietnamFinance điểm tên những bóng hồng tiêu biểu trong ngành tài chính.

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.

Tân Hiệp Phát: Hành trình lan tỏa yêu thương

Tân Hiệp Phát: Hành trình lan tỏa yêu thương

(VNF) - Xuyên suốt quá trình gần 30 năm phát triển, hoạt động đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy nghĩa cử “tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách" luôn được Công ty Tân Hiệp Phát chú trọng.