Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa cập nhật kết quả dự báo cho năm 2023 theo 3 kịch bản. Kịch bản này được đưa ra sau khi Tổng cục Thống kê công bố tăng trưởng GDP 6 tháng ước chỉ đạt 3,72%, thấp hơn so với kịch bản đã đề ra.
Theo đó, ở kịch bản 1, giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như nửa cuối các năm 2021-2022. Theo đó, tăng trưởng GDP dự báo đạt 5,34% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 giảm 5,64%. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 3,43%. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 9,1 tỷ USD.
Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong Kịch bản 1 liên quan đến yếu tố kinh tế thế giới, song có một số điều chỉnh về nới lỏng tiền tệ và tài khóa tích cực hơn ở Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 5,72% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 giảm 3,66%. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 3,87%. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 10,3 tỷ USD.
Kịch bản 3 giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn (tăng trưởng phục hồi, gián đoạn chuỗi cung ứng đã giảm đáng kể, lạm phát ở Mỹ giảm, thời tiết thuận lợi hơn...) và sự quyết liệt trong cải cách và điều hành ở Việt Nam, qua đó giúp đạt kết quả tối đa về giải ngân đầu tư công và tín dụng, cải thiện môi trường kinh doanh và năng suất lao động, thúc đẩy và thực hiện hoạt động đầu tư theo hướng hiệu quả hơn.
Theo đó, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,46% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 giảm 2,17%. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 4,39%. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 6,8 tỷ USD.
Như vậy, tất cả các kịch bản mà CIEM đưa ra đều thấp hơn mục tiêu 6,5% mà Chính phủ đặt ra.
Báo cáo của CIEM nhận định triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng cuối năm 2023 có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Thứ nhất là khả năng tiếp tục và mức độ thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế chủ chốt. Thứ hai, các nền kinh tế chủ chốt sẽ gia tăng cạnh tranh chiến lược (cả về địa chính trị, kinh tế, công nghệ), song xu hướng cân bằng hợp tác theo hướng tránh “chọn bên” sẽ phổ biến hơn ở các nền kinh tế có quy mô nhỏ và trung bình.
Thứ ba, việc dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục có sự chuyển dịch trong bối cảnh các nước đang chuẩn bị thực thi Cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu. Thứ tư, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội.
Cuối cùng là năng lực của Việt Nam trong việc thực hiện hài hòa, song hành cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
Đồng thời, báo cáo của CIEM cũng phân tích diễn biến ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu trong 6 tháng đầu năm, tập trung vào những sự cố lớn đối với một số định chế tài chính ở Mỹ, Thụy Sỹ, hai nền kinh tế có nhiều kết nối và ảnh hưởng trên thị trường tài chính quốc tế. Báo cáo nhìn nhận một số vấn đề với các giải pháp can thiệp, hỗ trợ các ngân hàng này xử lý sự cố.
Phân tích diễn biến và nguyên nhân sự cố ở các định chế tài chính ở Mỹ, Thụy Sỹ giúp đưa ra một số bài học. Thứ nhất, theo CIEM, khi giám sát hoạt động của ngân hàng thì không được đánh giá thấp rủi ro của mọi loại tài sản.
Tiếp theo là cần đánh giá sớm và đúng mức tác động dây chuyền của sự cố ngân hàng. Hơn nữa, cần bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và cẩn thận trọng khi cân nhắc các rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Cuối cùng là công tác điều hành lãi suất để kiểm soát lạm phát cần phải tính toán thấu đáo đến các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ, cũng như ảnh hưởng đối với hoạt động ổn định và an toàn của các ngân hàng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.