Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023.
Kịch bản này được đưa ra sau khi Tổng cục Thống kê công bố tăng trưởng GDP 6 tháng ước chỉ đạt 3,72%, thấp hơn so với kịch bản đã đề ra.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết ở kịch bản 1, tăng trưởng GDP cả năm dự kiến đạt 6%, thì tăng trưởng quý III phải đạt 6,8%, quý IV đạt 9%, cao hơn lần lượt 0,3 điểm phần trăm và 1,9 điểm phần trăm so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Tính chung 6 tháng cuối năm, tăng trưởng GDP phải đạt 8,0%.
Kịch bản 2, để tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6,5%, thì tăng trưởng quý III phải đạt 7,4%, quý IV đạt 10,3%, cao hơn lần lượt 0,9 điểm phần trăm và 3,2 điểm phần trăm so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Tính chung 6 tháng cuối năm tăng trưởng phải đạt 8,9%.
Như vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, thậm chí chỉ là 6%, thì trong hai quý còn lại của năm, tốc độ tăng trưởng phải đạt ở mức rất cao, không phải chỉ là 7-7,5% như kịch bản đã được cập nhật hồi đầu tháng 4/2023, mà phải lên tới 8-9%.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, trong bối cảnh như hiện nay đây là một thách thức không nhỏ. Bởi lẽ, quý III năm ngoái, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 13,71%; còn quý IV là 5,92%.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khi công bố hai kịch bản kinh tế được cập nhật cũng khẳng định, dự báo bối cảnh, tình hình thời gian tới khó có thể chuyển biến nhanh theo xu hướng tích cực, còn nhiều khó khăn, thách thức. Phải phát huy hiệu quả mọi chính sách, nguồn lực, tận dụng tối đa các cơ hội, phấn đấu tối đa để kết quả cao nhất theo mục tiêu đã đề ra.
Quyết định cuối cùng sẽ được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra. Tuy nhiên, với khẳng định này của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nhiều khả năng, Chính phủ chưa tính đến chuyện điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, mà sẽ phấn đấu để đạt được mức cao nhất có thể.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, mặc dù vừa qua, một số tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam, như IMF giảm từ 6,5% xuống 4,7%, WB giảm từ 6,3% xuống 6%, nhưng cơ bản vẫn ở mức tích cực, phù hợp với diễn biến tình hình.
Theo Bộ trưởng, nền kinh tế Việt Nam cũng xuất hiện một số yếu tố thuận lợi hơn trong nửa cuối năm. Đó là, doanh nghiệp, nền kinh tế đã chủ động thích ứng với tình hình mới của thế giới và trong nước; các chính sách, giải pháp tiền tệ, tài khóa... đã được triển khai và sẽ bắt đầu được triển khai trong thời gian tới; nhiều dự án quy mô lớn, quan trọng quốc gia được khởi công, tăng tốc thực hiện, giải ngân... Những yếu tố này sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm và cả năm 2023.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.