'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Những tháng qua, liên tiếp những nhóm thương nhân gửi thư lên Thủ tướng, cấp lãnh đạo bộ ngành nhờ vào cuộc. Những vấn đề được phần lớn các doanh nghiệp, chuyên gia quan tâm là việc "cấm doanh nghiệp mua bán lẫn nhau" và "cơ chế điều hành giá".
Ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc (Trà Vinh) người nhận ủy quyền là đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi thư lên Thủ tướng, cho biết trong nhiều năm qua, thị trường xăng dầu trong nước luôn bất ổn, thể hiện cụ thể qua việc có nhiều giai đoạn khủng hoảng thị trường, tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, chiếm dụng thuế và thất thu thuế,... các Nghị định về kinh doanh xăng dầu bị nhiều phản ứng và chưa bao giờ được xem là hoàn thiện.
Ông Tây nói rằng, các công cụ quản lý trong lĩnh vực này không chỉ thiếu tính minh bạch, mà còn bị đánh giá là chưa đủ khách quan và công bằng. Điều này dẫn đến Nghị định không đủ tầm để đáp ứng yêu cầu từ thị trường, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nghị định đã không tạo ra hành lang pháp lý cơ bản để mọi người tuân thủ, chủ yếu tạo ra cơ chế xin - cho dẫn đến thị trường xăng dầu luôn bất ổn.
Chính những điều trên dẫn đến sự bất an trong kinh doanh và làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp đối cơ quan điều hành.
"Các doanh nghiệp bán lẻ nhiều năm qua cứ đổ lỗi, đổ thừa quanh co đối với Bộ Công thương, nhưng thực chất là do Nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hành và Dự thảo Nghị định mới không khách quan và thiếu sự sâu sát, nên đã và đang dẫn đến tình trạng ưu ái cho các doanh nghiệp đầu mối với nhiều quyền lợi. Các doanh nghiệp đầu mối đang nắm toàn bộ các khâu của chuỗi cung ứng, từ nhập khẩu, phân phối đến bán lẻ', ông Tây phân tích.
Ông dẫn chứng, doanh nghiệp đầu mối có vị thế độc quyền trên thị trường đang gia tăng lợi nhuận lên nghìn tỷ (như Petrolimex, chiếm hơn 50% thị phần, 9 tháng năm 2024 lợi nhuận đạt khoảng 3.100 tỷ đồng; lợi nhuận của Pvoil khoảng 480 tỷ đồng…).
Trong khi đó doanh nghiệp bán lẻ đang thua lỗ không gượng dậy nổi, điều này không chỉ làm mất cân bằng cạnh tranh, còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu mối thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ hơn, vốn đã bị chèn ép trong suốt quá trình hoạt động từ trước năm 2020 đến nay.
Từ những bất ổn trên, nhóm thương nhân bán lẻ đề nghị Chính phủ cần có điều phối, hoặc cử chuyên gia hay cố vấn để hỗ trợ nhằm xây dựng các chính sách khách quan và tiến bộ phù hợp với tình hình mới hiện nay.
Những bất cập cũng được các chuyên gia, đại biểu quốc hội chỉ ra. Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đặt câu hỏi: "Kinh doanh xăng dầu là kinh doanh có điều kiện, vậy các quy định ở nghị định đối với kinh doanh xăng dầu có được vượt qua các luật không?… Tôi cảm giác như các nhà hoạch định đang nhầm lẫn, đưa ra điều kiện có thể là cao hơn luật, thậm chí là không phù hợp với luật… Thế nhưng họ cho là không sai, mà giải thích là do đây là ngành kinh doanh có điều kiện. Vậy, kinh doanh "có điều kiện" mà chúng ta đưa ra có cần phải hợp luật không?".
Sở dĩ đưa ra những câu hỏi này, là do ông Bảo không đồng tình với việc ban soạn thảo đưa ra các điều kiện để doanh nghiệp được tham gia vào hệ thống xăng dầu, thế nhưng lại đề ra thêm quy định "ông này phải mua của ông kia, ông kia không được mua của ông này".
Theo đề xuất ở dự thảo nghị định sửa đổi, Bộ Công thương đưa ra 2 phương án để Thủ tướng quyết định là giữ nguyên để thương nhân phân phối được mua bán lẫn nhau như hiện hành. Phương án khác và cũng là lựa chọn của Bộ Công thương là "thương nhân phân phối không được mua bán lẫn nhau".
Bộ Công thương lý giải, nguyên nhân là do thanh tra Chính phủ chỉ ra việc mua bán lòng vòng từ cả doanh nghiệp đầu mối và phân phối, dẫn đến sai lệch sản lượng thống kê thực tế.
Thế nhưng, điều đáng nói, thương nhân đầu mối mới là đơn vị cấp nguồn, được nhập khẩu, được quyền mua từ nhà máy sản xuất xăng dầu trong nước. Còn thương nhân phân phối chỉ ở vai trò phân phối lượng hàng lấy từ đầu mối đến các doanh nghiệp bán lẻ.
Bản chất sản lượng mua ra bán vào vẫn nằm ở đầu mối, vì vậy, các doanh nghiệp xăng dầu cho rằng, việc kiểm soát sản lượng chỉ cần nắm qua đầu mối. Bộ Công thương cũng đã đề xuất kết nối dữ liệu từ đầu mối đến Bộ này để quản lý.
Như vậy, vấn đề lo ngại đã được giải quyết. Việc cấm "thương nhân phân phối không được mua bán lẫn nhau" được xem là đề xuất không phù hợp.
Trên quan điểm pháp luật, ông Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội góp ý: Hiện, chúng ta đã ở giai đoạn có đủ các điều kiện để hội nhập vào thị trường. Đó là, nguồn cung xăng dầu hiện nay không phải chỉ phụ thuộc vào quốc tế, bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng đáp ứng được nguồn cung khá lớn (gần 70% nhu cầu trong nước). Tất nhiên nguồn đầu vào của các nhà máy lọc hóa dầu vẫn phụ thuộc quốc tế…
Điều này cho thấy, sự chủ động của chúng ta rất cao, nhưng liên thông kinh tế với thế giới hiện nay cũng rất mạnh. Đây là điều kiện để chúng ta có thể hoàn toàn hội nhập vào thị trường xăng dầu thế giới, chứ không phải là một thị trường riêng.
Vì thế, theo vị đại biểu Quốc hội, muốn đi theo kinh tế thị trường thì doanh nghiệp phải được tự do mua bán, phải là cạnh tranh hoàn hảo trăm người bán vạn người mua, chứ nếu chỉ có người bán, chỉ có đi mua, thì không phải thị trường.
"Nếu thị trường không hoàn hảo, tức là một thị trường giới hạn người bán, người mua thì sẽ là kinh tế thị trường bị sai lệch, nó gọi là thị trường độc quyền. Cho nên, phải cho phép doanh nghiệp tự do mua bán hàng hóa. Tức là, quy định 'ông này chỉ được mua hàng của ông kia' trong dự thảo nghị định không phù hợp", ông Cường nói và kiến nghị khi khi doanh nghiệp đủ điều kiện để tham gia vào thị trường thì họ cũng có quyền được tìm các nguồn hàng.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.