Lo ‘lợi ích nhóm’, DN xăng dầu ký đơn kiến nghị lên Thủ tướng

Minh Anh - 02/10/2024 11:30 (GMT+7)

(VNF) - DN bán lẻ xăng dầu phản ánh loạt bất cập trong kinh doanh xăng dầu và cho rằng những quy định được Bộ Công Thương đề xuất trong dự thảo Nghị định có sự phân biệt đối xử giữa các DN, tạo lợi thế kinh doanh cho các DN lớn có vị thế độc quyền, hình thành "lợi ích nhóm”…

Cơ chế giá: Vẫn nặng quản lý hành chính

Mới đây, nhóm thương nhân phân phối xăng dầu và thương nhân bán lẻ xăng dầu đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến việc sửa nghị định kinh doanh xăng dầu - dự thảo số 04 đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến.

Nghị định mới này sẽ thay thế Nghị định 83 năm 2014, Nghị định 95 năm 2021 và Nghị định 80 năm 2023.

Trong kiến nghị gửi lên Thủ tướng, nhóm thương nhân xăng dầu cho rằng, dự thảo mới có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, tạo lợi thế kinh doanh cho các doanh nghiệp lớn có vị thế độc quyền, tạo cơ hội phát sinh tiêu cực, hình thành “lợi ích nhóm”, hạn chế quyền kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về cơ chế quản lý giá xăng dầu, theo nhóm thương nhân xăng dầu, việc tiếp tục duy trì phương pháp ấn định giá bán lẻ bằng mệnh lệnh hành chính, trong khi giá đầu vào nhập khẩu phụ thuộc thế giới là trái với nguyên tắc hạch toán kinh doanh và quy luật thị trường, phương pháp tính giá xăng dầu không bảo đảm minh bạch và cạnh tranh.

Qua nhiều lần góp ý, nhiều cuộc họp và thực tế thị trường đang diễn ra, nhóm thương nhân xăng dầu nhìn nhận: việc lấy ý kiến góp ý vào các dự thảo Nghị định còn mang tính hình thức và không thực chất, thiếu toàn diện và đầy đủ đối với các đối tượng chịu sự tác động, không bảo đảm đúng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

“Chúng tôi thấy rằng, nhiều vấn đề chính đã được góp ý và phản biện từ dư luận nhưng vẫn không được sửa đổi", nhóm thương nhân nêu quan điểm.

Theo nhóm thương nhân xăng dầu, nếu tiếp tục giữ nguyên như vậy sẽ không mang đến hiệu quả đổi mới thực sự và tác động tích cực cho vận hành thị trường xăng dầu nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu nói riêng.

Nguy cơ hình thành nhóm lợi ích

Ngoài những vấn đề trên, nhóm thương nhân xăng dầu cũng nêu loạt vấn đề bất hợp lý của nội dung dự thảo. Trong đó, nhóm thương nhân dành phần lớn nội dung phân tích về những điểm bất lợi cho nhóm này.

Cụ thể, nhóm thương nhân xăng dầu lập luận, trong bối cảnh hiện nay, khi một phần nguồn cung xăng dầu đã được sản xuất trong nước thì tại sao vẫn quy định chỉ có thương nhân đầu mối mới được mua từ các nhà sản xuất trong nước mà thương nhân phân phối lại không được?

Hơn nữa, dự thảo Nghị định còn quy định thương nhân đầu mối được mua bán lẫn nhau, bao gồm cả mua từ thương nhân đầu mối khác, trong khi thương nhân phân phối lại chỉ được hay buộc phải mua từ một nguồn duy nhất là thương nhân đầu mối, không được mua bán với nhau?

Nghị định 95 năm 2021 sửa đổi Nghị định 83 năm 2014, Chính phủ đã quy định cho thương nhân phân phối được mua xăng dầu từ các thương nhân phân phối khác. Nay theo xu hướng mở cửa thị trường, đáng lẽ dự thảo Nghị định phải ít nhất tiếp tục duy trì như vậy thì tại sao lại bỗng nhiên hủy bỏ, tức quy định hạn chế hơn?

Nhóm thương nhân băn khoăn rằng với cách thức quy định về quyền kinh doanh như dự thảo Nghị định, các thương nhân bán lẻ cho rằng, thương nhân đầu mối sẽ đương nhiên trở thành người lãnh đạo thị trường. Vô hình trung biến các doanh nghiệp còn lại là rơi vào vị thế phụ thuộc hay làm thuê, trừ các doanh nghiệp là công ty con của thương nhân đầu mối.

Cùng với đó, nhóm thương nhân xăng dầu cũng dẫn Luật Cạnh tranh 2024 nêu rõ, một doanh nghiệp chiếm 30% thị phần và/hoặc 5 doanh nghiệp cùng nhau chiếm 85% thị phần trở lên sẽ trở thành doanh nghiệp thống lĩnh thị trường.

Trên thực tế, từ nhiều năm qua trên thị trường có 1 doanh nghiệp siêu lớn chiếm tới 51% thị phần, có đủ các quyền kinh doanh của thương nhân đầu mối, đặc biệt có hệ thống phân phối từ nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ tới tận người tiêu dùng. Ngoài ra, có 6 doanh nghiệp lớn cùng là thương nhân đầu mối đang chiếm 88% thị phần từ nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ.

“Như vậy, rõ ràng nước ta đang không có thị trường xăng dầu đúng nghĩa với cơ chế cạnh tranh tự do, bình đẳng và công bằng”, nhóm thương nhân nhấn mạnh.

Nhóm DN bán lẻ cũng cho rằng, với việc trao quyền quyết định giá, phân phát chiết khấu cho các khâu thì khó có thể còn cạnh tranh khi thương nhân đầu mối nắm thế "điều hành".

Đề xuất lập sàn giao dịch, bỏ quỹ bình ổn

Trước thực trạng đó, nhóm thương nhân xăng dầu kiến nghị Chính phủ và các bộ liên quan xem xét sửa đổi dự thảo Nghị định với tinh thần đổi mới về phương thức và cơ chế quản lý, điều hành thị trường xăng dầu, theo hướng bảo đảm sự tuân thủ đúng khung khổ pháp luật hiện hành, hướng tới xây dựng một thị trường xăng dầu vận hành theo nguyên tắc cạnh tranh tự do, bình đẳng và công bằng.

Đặc biệt, Chính phủ cần có giải pháp để làm giảm vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp lớn và siêu lớn, giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phân phối và bán lẻ không bị thôn tính phù hợp với tinh thần, mục tiêu của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các doanh nghiệp xăng dầu cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu việc lập sàn mua bán xăng dầu; yêu cầu sửa Dự thảo Nghị định cho thương nhân phân phối được mua xăng dầu của thương nhân phân phối khác như Nghị định 95/2021.

Nhóm thương nhân cũng kiến nghị cần bãi bỏ các quy định phân loại thương nhân. Thay vào đó, quy định đối tượng điều chỉnh của Nghị định là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung với các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật gắn với các hoạt động kinh doanh. Ví như, điều kiện kinh doanh nhập khẩu; điều kiện và tiêu chuẩn kho xăng dầu; điều kiện và tiêu chuẩn phương tiện vận chuyển xăng dầu, điều kiện và tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ, điểm bán xăng dầu…

Đồng thời, xem xét lại sự tồn tại của Quỹ bình ổn giá xăng dầu vì lý do nó không hiệu quả và ít phát huy tác dụng thực chất, trong khi đó nó tạo gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp nói chung và cùng với thuế môi trường thu trước, nhiều doanh nghiệp lớn đã lạm dụng quỹ này và tiền thuế để trục lợi trái pháp luật.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xăng dầu kiến nghị Uỷ ban kinh tế của Quốc hội theo dõi và giám sát việc soạn thảo, ban hành nghị định này để bảo đảm sự tuân thủ đúng các luật hiện hành.

Cần đưa công cụ bảo hiểm giá vào kinh doanh xăng dầu

Cần đưa công cụ bảo hiểm giá vào kinh doanh xăng dầu

Thị trường
(VNF) - Theo các chuyên gia, trên thế giới, bảo hiểm giá đã thành một thông lệ mà hầu hết doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên thị trường quốc tế đều phải sử dụng. Vì vậy, Việt Nam cần thiết đưa những chính sách này vào quy định về kinh doanh xăng dầu.
Cùng chuyên mục
Lần đầu tiên trong lịch sử, bán rau quả 1 tháng thu về 1,2 tỷ USD

Lần đầu tiên trong lịch sử, bán rau quả 1 tháng thu về 1,2 tỷ USD

(VNF) - Xuất khẩu rau quả vẫn tiếp đà tăng trưởng, khi thu về gần 1,2 tỷ USD chỉ trong 1 tháng. Kim ngạch xuất khẩu thế mạnh này trong 9 tháng đạt gần 5,9 tỷ USD, xô đổ kỷ lục lịch sử 5,6 tỷ USD của cả năm 2023.

Xây dựng 909: Nhà thầu nghìn tỷ, chậm đóng BHXH hơn 7,5 tỷ đồng

Xây dựng 909: Nhà thầu nghìn tỷ, chậm đóng BHXH hơn 7,5 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Xây dựng 909 được biết đến là nhà thầu lớn trong lĩnh vực sửa chữa, quản lý, bảo trì thường xuyên các công trình giao thông trên phạm vi cả nước. Mới đây, doanh nghiệp này bị Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội bêu tên do nợ số tiền BHXH hơn 7,5 tỷ đồng.

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức chậm trả hơn 4.500 tỷ đồng trái phiếu

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức chậm trả hơn 4.500 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) tiếp tục chậm trả gốc, lãi trái phiếu tới hơn 4.500 tỷ đồng do chưa thu đủ nguồn tiền từ khoản nợ và chưa thanh lý được một số tài sản không sinh lợi.

Điều tra quan chức UB Kiểm tra TW, sếp bà 'mập mờ' với 58 người bị bỏ tù

Điều tra quan chức UB Kiểm tra TW, sếp bà 'mập mờ' với 58 người bị bỏ tù

(VNF) - Chỉ trong 9 tháng, số cán bộ cấp cao bị điều tra vì tham nhũng tại Trung Quốc đã gần bằng tổng số bị điều tra trong cả năm ngoái. Những nhân vật mới nhất bị điều tra có cả thanh tra trong uỷ ban chống tham nhũng và một nữ thống đốc.

Chủ hãng đệm Everon nguy cơ lỗ lớn, thu hẹp sản xuất

Chủ hãng đệm Everon nguy cơ lỗ lớn, thu hẹp sản xuất

(VNF) - Đại diện Everpia, ông Yu Sung Dae cho biết doanh nghiệp có thể phải chịu 1 khoản lỗ lớn trong quý III. Trước đó, doanh nghiệp đã ghi nhận lỗ ròng 8,2 tỷ đồng trong nửa đầu năm.

Giao Tập đoàn Dầu khí thí điểm làm dự án điện gió ngoài khơi

Giao Tập đoàn Dầu khí thí điểm làm dự án điện gió ngoài khơi

(VNF) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo về các thủ tục cần thiết để giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện khảo sát điện gió ngoài khơi.

Mỗi năm thu nghìn tỷ, đại gia nào đứng sau hệ thống CellphoneS?

Mỗi năm thu nghìn tỷ, đại gia nào đứng sau hệ thống CellphoneS?

(VNF) - Được sáng lập bởi 3 cổ đông cùng sinh năm 1988, CellphoneS trở thành hệ thống bán lẻ di động toàn quốc với hàng trăm cửa hàng, doanh thu mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời

Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời

(VNF) - Bộ Thương mại Mỹ đã công bố mức thuế chống trợ cấp đối với pin mặt trời nhập khẩu do các công ty ở Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan sản xuất. Mức thuế sơ bộ này thấp hơn mức dự kiến ​​đối với một số nhà sản xuất lớn của Trung Quốc.

Ngân hàng tăng vốn: Tư nhân rầm rộ hút tiền, Big 4 vẫn xin và chờ

Ngân hàng tăng vốn: Tư nhân rầm rộ hút tiền, Big 4 vẫn xin và chờ

(VNF) - Nhóm big 4 ngân hàng vẫn gặp khó trong việc tăng vốn điều lệ. Trong khi khối ngân hàng thương mại cổ phần rầm rộ tăng vốn thì nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn "giậm chân tại chỗ".

Xử phạt Regina Miracle International Việt Nam vì hoạt động không Giấy phép Môi trường

Xử phạt Regina Miracle International Việt Nam vì hoạt động không Giấy phép Môi trường

(VNF) - Công ty Regina Miracle International Việt Nam bị xử phạt 320 triệu do không có Giấy phép môi trường. Mới đây, đơn vị tư vấn môi trường cho Regina Miracle Hưng Yên có Giám đốc, Chủ HĐQT bị khởi tố.