Cỗ máy kiếm tiền và hệ sinh thái nghìn tỷ của ông chủ Thiên Đường Bảo Sơn

Mai Anh - 17/06/2023 10:38 (GMT+7)

(VNF) - Công ty Thiên đường Bảo Sơn được giới đầu tư ví von là “cỗ máy kiếm tiền” của Tập đoàn Bảo Sơn - một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành với tổng tài sản hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, ông chủ của tập đoàn này lại khá kín tiếng.

VNF
Ông Nguyễn Trường Sơn, người sáng lập Tập đoàn Bảo Sơn

Thiên Đường Bảo Sơn báo lãi lớn

Suất cơm sườn 120.000 đồng chỉ có một miếng sườn được bán tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn (Hoài Đức - Hà Nội) đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Hiện Công viên Thiên Đường Bảo Sơn được vận hành bởi Công ty TNHH MTV Du lịch Giải trí Thiên đường Bảo Sơn (Công ty Thiên đường Bảo Sơn) - thành viên thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Bảo Sơn.

Công ty Thiên đường Bảo Sơn được thành lập tháng 2/2008, với số vốn đầu tư lên tới 100 triệu USD. Bà Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1978) đảm nhiệm vai trò tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty.

Với vốn góp chủ sở hữu 80 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2022, Công ty TNHH MTV Du lịch Giải trí Thiên đường Bảo Sơn - đơn vị vận hành Công viên Thiên đường Bảo Sơn đã tích lũy được lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lên đến 469 tỷ đồng, góp phần đưa vốn chủ sở hữu của Thiên đường Bảo Sơn đạt hơn 549 tỷ đồng.

Công ty Thiên đường Bảo Sơn được giới đầu tư ví von là “cỗ máy kiếm tiền” của Tập đoàn Bảo Sơn.

Trong giai đoạn 2016 - 2019, Công ty Thiên đường Bảo Sơn ghi nhận doanh thu thuần từ 200 tỷ đồng tăng lên 303 tỷ đồng vào cuối năm 2019, lợi nhuận duy trì trên mức 60 tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2020, Công ty Thiên đường Bảo Sơn có doanh thu tăng vọt lên 374 tỷ đồng. Nhưng chi phí bán hàng trong năm 2020 của doanh nghiệp cũng lên tới 293 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, doanh nghiệp chỉ báo lãi 36 tỷ đồng.

Tới năm 2021, doanh thu thuần của Công ty Thiên đường Bảo Sơn đạt khoảng 319 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 117 tỷ đồng. Như vậy, tính trung bình mỗi ngày trong năm 2021, chủ sở hữu Thiên đường Bảo Sơn “bỏ túi” hơn 300 triệu đồng.

Đáng chú ý, mức lãi sau thuế nói trên đạt được vào năm 2021 khi giá vé vào cửa Công viên Thiên đường Bảo Sơn chỉ bằng phân nửa so với giá vé hiện nay.

Năm 2022, doanh thu công ty này giảm còn 117 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 33 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Công ty Thiên đường Bảo Sơn đạt 957 tỷ đồng; nợ phải trả là 407 tỷ đồng; vay nợ tài chính không đáng kể với chỉ 3,1 tỷ đồng, mà chủ yếu là nợ nội bộ. Đáng chú ý, trong cả năm 2021 và 2022, Thiên đường Bảo Sơn không ghi nhận chi phí lãi vay.

Bước sang năm 2023, với việc tình hình nắng nóng kéo dài và lượng khách gần như không còn bị ảnh hưởng về dịch bệnh Covid-19, giá vé tăng gần như gấp đôi cùng với khai trương thêm nhiều dịch vụ, dự báo mức doanh thu và lợi nhuận của Công viên Thiên đường Bảo Sơn sẽ tăng mạnh.

                        Hệ thống các đơn vị thành viên của Bảo Sơn Group. Nguồn: Website Bảo Sơn Group

Tài sản 'khủng' của ông chủ Thiên Đường Bảo Sơn

Công viên Thiên Đường Bảo Sơn là một trong những hệ sinh thái của Tập đoàn Bảo Sơn, do ông Nguyễn Trường Sơn là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Sở hữu một trong những tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu Việt Nam nhưng doanh nhân Nguyễn Trường Sơn lại rất kín tiếng trên truyền thông.

Ông Sơn (sinh năm 1945, quê Nghệ An). Năm 1991, ông Sơn thành lập Công ty Dịch vụ Đầu tư và Du lịch Nghi Tàm, tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (Tập đoàn Bảo Sơn).

Trải qua hơn 30 năm, Tập đoàn Bảo Sơn đã trở thành doanh nghiệp có tiếng với 16 công ty con, ghi dấu ấn trên các lĩnh vực: kinh doanh bất động sản, du lịch, khách sạn, khu resort, vui chơi giải trí, giáo dục đào tạo, quỹ khuyến học, y tế....

Về lĩnh vực bất động sản, năm 1995, Tập đoàn Bảo Sơn tạo dấu ấn đầu tiên bằng việc xây dựng Khách sạn Bảo Sơn với tiêu chuẩn 4 sao sớm nhất tại Hà Nội. Tọa lạc trên đại lộ lớn hàng đầu thủ đô với 100 phòng nghỉ, 2 phòng hội nghị, nhà hàng Âu - Á, Khách sạn Bảo Sơn được rất nhiều sự chú ý của các du khách trong nước và quốc tế.

Năm 2003, dự án đầu tay của Tập đoàn Bảo Sơn là khu căn hộ Đức Giang, toạ lạc tại Long Biên, Hà Nội chính thức được công bố trên thị trường.

Đến năm 2008, Tập đoàn Bảo Sơn khai trương khu du lịch giải trí Thiên đường Bảo Sơn với diện tích hơn 20 ha tại Đại lộ Thăng Long, Hà Nội, có tổng vốn đầu tư lên đến 100 triệu USD. Dự án này là một phần trong tổng thể dự án xây dựng, phát triển khu đô thị mới tại An Khánh, Hà Nội, nổi bật với tổ hợp khép kín 357 căn biệt thự cao cấp...

Sau cơn sốt 2008, trải qua cuộc khủng hoảng 2011-2013, khu biệt thự Bảo Sơn chỉ trơ lại những căn biệt thự bỏ hoang. Vài năm trở lại đây, những căn biệt thự ở Bảo Sơn mới bắt đầu được “hồi sinh” khi cư dân về ở.

Tập đoàn Bảo Sơn cũng là chủ đầu tư dự án Bảo Sơn Green Pearl và Bảo Sơn Complex tọa lạc tại thành phố Vinh, Nghệ An.

Trong lĩnh vực giáo dục, năm 2010, Tập đoàn Bảo Sơn tiếp nhận Cao đẳng nghề Hàng không từ Tổng Công ty Hàng không, sau đó phát triển thành Trường Cao đẳng nghề quốc tế Bảo Sơn.

Ngoài Thiên đường Bảo Sơn, “gà đẻ trứng vàng” khác của Tập đoàn Bảo Sơn là Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với pháp nhân kinh doanh là Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn (Công ty Bệnh viện Bảo Sơn).

Với thế mạnh đa ngành nghề, doanh thu của Tập đoàn Bảo Sơn lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Đơn cử, kết thúc năm 2022, Tập đoàn Bảo Sơn ghi nhận doanh thu khoảng 466 tỷ đồng, tăng 309% so với cùng kì. Song giá vốn bán hàng cũng tăng 200%, lên mức 369 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp Tập đoàn Bảo Sơn đạt hơn 97 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Bảo Sơn đạt xấp xỉ 3.249 tỷ đồng. Ngoài ra, Tập đoàn Bảo Sơn còn có gần 285 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, 94 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dang dở.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

(VNF) - Theo truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Ebrahim Raisi được cho là đã tử vong sau vụ rơi máy bay trực thăng.

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

(VNF) - “Việt Nam là quốc gia ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì các bạn có tiềm năng và nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số”, đại diện công ty phần mềm TPIsoftware của Đài Loan nói và cho biết, thị trường chuyển đổi số Việt Nam có tiềm năng mang lại lợi tức đầu tư cao.

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

(VNF) - Sáng 20/5, Quốc hội khóa 15 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.