'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2006, ông Trương Gia Bình từng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản trị giá 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2008, tài sản của ông Bình giảm còn 600 tỷ đồng, đứng thứ 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Kể từ đó, dù tài sản tăng gấp nhiều lần nhưng ông Bình vẫn chưa thể quay lại top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cho đến tận hiện nay. Sau 15 năm, giá trị tài sản tại thời điểm ngày 25/09/2023 của ông Bình gấp 14 lần, tăng thêm 7.800 tỷ.
FPT là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán (ngày 13/12/2006). Chỉ nửa tháng sau đó, giá cổ phiếu FPT đã tăng 46 lần so với mệnh giá, giúp vốn hóa của doanh nghiệp tăng lên gần 28.000 tỷ đồng (tương đương 1,75 tỷ USD). Với mức giá này, ông Trương Gia Bình là người giàu nhất với khối tài sản đạt gần 2.400 tỷ đồng khi ông nắm giữ 5,12 triệu cổ phiếu FPT.
Trên thị trường những năm vừa qua, có thể nhận thấy FPT là một trong số những cổ phiếu tăng trưởng bền vững. Triển vọng tăng trưởng kinh doanh dài hạn lạc quan, chính sách cổ tức đều đặn cùng với xu hướng chuyển đổi số hóa mạnh mẽ trên toàn cầu và trong nước là yếu tố hỗ trợ vững chắc cho sự tăng giá của FPT trong tương lai.
Từ đầu năm 2023, sau nhiều phiên lên, xuống, FPT đã tăng tổng cộng hơn 40% thị giá qua đó leo lên mức gần 94.000 đồng/cổ phiếu. Cùng với đà tăng của cổ phiếu FPT, tài sản của ông Trương Gia Bình đã tăng thêm khoảng hơn 2.000 tỷ đồng, từ vị trí thứ 13 cuối năm ngoái đã tăng hạng lên vị trí thứ 10.
Năm nay, giá cổ phiếu FPT đã có những phản ứng tích cực sau khi tập đoàn công nghệ này liên tục công bố kết quả kinh doanh cao kỷ lục.
Thời điểm cuối tháng 7/2023, cùng với VCB, FPT là cổ phiếu VN30 thứ 2 lập đỉnh lịch sử trong năm 2023 khi thiết lập mức giá lịch sử 81.840 đồng/cổ phiếu - vượt đỉnh cũ vùng 81.000 đồng hồi giữa tháng 4/2022. Ngay sau đó, FPT tiếp tục xác lập vùng giá mới gần 97.000 đồng/cổ phiếu (kết phiên 31/8).
Theo Công ty cổ phần chứng khoán Tiên phong (TPBS), FPT là một trong số những cổ phiếu tăng trưởng bền vững suốt nhiều năm qua với chính sách cổ tức đều đặn. Điều này xuất phát từ nền tảng kinh doanh ổn định với tăng trưởng cao được duy trì liên tục trong thời gian dài. TPBS ước tính giá mục tiêu cho FPT là 107.300 đồng/cổ phiếu trong thời gian tới.
Trong báo cáo mới đây, Công ty chứng khoán VNDirect đưa ra quan điểm tích cực về triển vọng của FPT hai năm 2023 đến 2024 trên bệ phóng là lĩnh vực công nghệ. Trong bối cảnh chi tiêu cho CNTT trên toàn thế giới tăng, với giá trị hợp đồng ký mới được ký mới ấn tượng của dịch vụ CNTT toàn cầu nửa đầu năm, VNDirect kỳ vọng doanh thu mảng công nghệ sẽ tăng trưởng ổn định hai năm tới.
VNDirect dự phóng doanh thu mảng công nghệ của FPT đạt 29.699 tỷ đồng trong năm 2023 và đạt 37.037 tỷ đồng trong năm 2024, lần lượt tăng trưởng 16% và 25% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, công ty chứng khoán này kỳ vọng doanh thu mảng công nghệ của FPT đạt CAGR 14,1% trong giai đoạn 2023-2025 nhờ sự tăng trưởng của Data Center. Mảng kinh doanh Data Center sẽ phát triển nhờ nhu cầu điện toán đám mây ngày càng tăng. FPT tiếp tục mở rộng Data Center với kế hoạch mở thêm 2 Data Center tại TP. HCM và 1 Data Center tại Hà Nội.
Với năm 2023, dự phóng các doanh thu và lợi nhuận ròng của FPT sẽ tăng trưởng lần lượt 17% và 19% so với năm trước. Bước sang 2024, tốc độ tăng trưởng tương ứng là 20% với doanh thu và 21% với chỉ tiêu lợi nhuận ròng. Qua đó, VNDirect cũng kỳ vọng giá mục tiêu cao hơn là 105.500 đồng/cổ phiếu cho FPT.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.