Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) nhận định, Vincom Retail (HoSE: VRE) là doanh nghiệp đầu ngành trong phân khúc bất động sản cho thuê sàn thương mại.
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022 vừa tổ chức, VRE cho biết sẽ cho ra mắt 3 trung tâm thương mại (TTTM) mới với tổng diện tích sàn cho thuê đạt 95.000m2 (bao gồm Mega Mall Smart City 68.000m2 đã khai trương và hai Vincom Plaza tại Mỹ Tho, Bạc Liêu ra mắt ngày 10/6), nâng tổng diện tích cho thuê lên 1,75 triệu m2.
Cũng theo thông tin từ doanh nghiệp, lượng khách ghé thăm hiện nay đã hồi phục lên mức 60-70% so với giai đoạn trước Covid-19 và dự kiến sẽ đạt 80-90% vào cuối năm nay.
AGR cho rằng điều này sẽ kéo theo sự hồi phục về doanh thu của các khách thuê và giảm tải lượng chi phí mà VRE dự định giải ngân để hỗ trợ khách thuê bị ảnh hưởng (VRE đã chi 2.115 tỷ đồng trong năm 2021 cho các gói hỗ trợ này, làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm đáng kể).
Trong dài hạn, VRE đặt kế hoạch tăng trưởng GFA (diện tích cho thuê) thêm 3 triệu m2 sàn, chia làm 2 giai đoạn: gia tăng 1,4 – 2 triệu m2 từ 2022-2026 và 1 triệu m2 sau năm 2026.
Doanh nghiệp dự kiến sẽ không chi trả cổ tức để giữ lại lợi nhuận phục vụ cho mục tiêu mở rộng gấp 2 lần công suất trong 5 năm tới.
Theo thông tin từ doanh nghiệp, chi phí đầu tư capex dự kiến khoảng 700 triệu - 1 tỷ USD tới năm 2026. Với tình hình tài chính, dòng tiền khả quan và nguồn vốn dồi dào hiện nay của doanh nghiệp, AGR đánh giá kế hoạch này là khả thi.
Trong khi đó, ngành cho thuê sàn bán lẻ của Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển. So sánh với các nước khác trong khu vực, tỷ lệ GFA/đầu người ở Việt Nam còn thấp (chỉ khoảng 0,12m2 so với 0,87m2 tại Thái Lan). Tỷ lệ thâm nhập còn thấp trong khi tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng tầng lớp trung lưu mạnh mẽ hiện nay ở Việt Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành bất động sản thương mại.
VRE với vị thế, thị phần dẫn đầu cũng như hiệu quả hoạt động (ROE) tốt hơn so với đối thủ sẽ nắm bắt cơ hội trong tương lai.
Trong bối cảnh thị trường chung điều chỉnh gần đây, cổ phiếu VRE đã chiết khấu về quanh vùng giá 28.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức định giá P/B là 2 lần, sát với mức P/B đáy của VRE vào giai đoạn đại dịch.
Với những triển vọng tăng trưởng khả quan của doanh nghiệp và ngành trong năm 2022 và dài hạn, AGR đánh giá đây là cơ hội tốt để nhà đầu tư mua và tích lũy cổ phiếu VRE tại các nhịp điều chỉnh của thị trường, với mức giá mục tiêu theo phương pháp RNAV khoảng 38.000 đồng/cổ phiếu, thời gian nắm giữ tối thiểu 1-2 năm.
Ngày 6/5 vừa qua, đại hội cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã quyết định đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital.
Đồng thời, BCG đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2022 đạt 7.250 tỷ đồng, tăng trưởng 280% so với thực hiện 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 220%.
BCG dự kiến tăng vốn bằng cách phát hành hơn 266 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1, giá 10.000 đồng/cổ phiếu trong năm nay.
Phương án phát hành cổ phiếu theo hình thức bán đấu giá 250 triệu cổ phần ra công chúng cũng được đại hội thông qua.
Cổ tức năm 2021 được chi BCG chi trả theo tỷ lệ 10%, gồm 5% tiền mặt và 5% cổ phiếu. Nếu tính cả 25,3 triệu cổ phiếu trả cổ tức và 5 triệu cổ phiếu ESOP, tổng giá trị cổ phần BCG dự kiến phát hành trong năm nay tính theo mệnh giá là 5.183 tỷ đồng.
Sau khi hoàn tất các đợt phát hành thành công, vốn điều lệ của BCG sẽ tăng gấp đôi từ 5.033 tỷ đồng lên khoảng 10.500 tỷ đồng.
Sau khi tăng vốn, BCG sẽ góp 5.000 tỷ đồng vào BCG Financial nhằm tăng vốn cho Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA, chuẩn bị nguồn lực cho công ty này tăng tốc trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, mở rộng sang mảng bảo hiểm nhân thọ.
Thông qua BCG Financial, BCG cũng sẽ đầu tư thêm mảng fintech của Công ty Bamboo ID để phát triển ứng dụng ngân hàng số, đầu tư dài hạn vào mảng ngân hàng và M&A các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính.
Giai đoạn từ 2022-2026, BCG dự kiến lộ trình tăng vốn chủ sở hữu trong năm 2022 là 29.000 tỷ đồng, 2023 sẽ là 36.000 tỷ đồng, 2024 sẽ là 41.000 tỷ đồng, 2025 là 47.000 tỷ đồng và 2026 là 56.000 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, trong ba tháng đầu năm, doanh thu BCG đạt 1.263 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 522 tỷ đồng, lần lượt tăng 98% và 221% so với cùng kỳ.
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết hiện mức stock rating của BCG đang mức 85 điểm, cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực.
Đồ thị giá của BCG vừa đóng cửa tăng 7% và đồ thị giá tăng gần đường trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ biến động hẹp quanh mức 20.000 đồng/cổ phiếu trong những phiên giao dịch tới.
Hiện Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu BCG với tỷ trọng thấp và chỉ tăng dần tỷ trọng hoặc mua mới khi xu hướng ngắn hạn của thị trường xác nhận tăng trở lại.
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) dự báo triển vọng tăng trưởng tích cực của ngành gỗ Việt Nam trong trung và dài hạn.
Theo TPS, gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam và duy trì được đà tăng trưởng tích cực qua các năm qua. Trong năm 2021, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ xếp thứ 6 trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa với 14,8 tỷ USD, tăng 19,7% so với thực hiện năm 2021 và kỳ vọng sẽ tiếp đà tăng trưởng trong năm 2022 với 8,1%.
Bên cạnh đó, ngành nghề cũng đang nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ khi đặt mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế quan trọng, phấn đấu trở thành một trong các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; hỗ trợ cấp chứng chỉ cho hoạt động xuất khẩu.
TPS cho biết, hoạt động xuất khẩu đồ dùng nhà bếp có quy mô nhỏ trong ngành gỗ với tỷ trọng khoảng 0,4%. Dù vậy, quy mô của các thị trường xuất khẩu chính là Hàn Quốc, Nhật Bản còn khá lớn trong khi nhu cầu xây dựng được dự báo sẽ tăng trưởng tốt hơn trong giai đoạn tới, thị phần của Việt Nam chưa ở mức cao và có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác.
Điều này cho thấy dư địa tăng trưởng của GDT tại các thị trường trên vẫn còn nhiều. Đó là các động lực tăng trưởng của Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành (HoSE: GDT).
TPS cũng cho rằng, những khó khăn doanh nghiệp gỗ đang gặp phải mang tính chất ngắn hạn và khi Covid-19 dần được kiểm soát, công ty chứng khoán này dự báo doanh thu, lợi nhuận sau thuế sẽ hồi phục rất tích cực trong giai đoạn tới, cùng với đó, biên lợi nhuận và hiệu quả hoạt động có thể được cải thiện.
Năm 2022, TPS dự phóng doanh thu thuần của GDT đạt 486 tỷ, tăng 43% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 89 tỷ đồng, tăng 47%.
TPS sử dụng 2 phương pháp DCF và DDM để định giá cổ phiếu GDT và khuyến nghị mua với giá mục tiêu 1 năm là 61.400 đồng/cổ phiếu, tăng 21% so với giá đóng cửa ngày 11/5.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.