Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tại ĐHCĐ thường niên, Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) đã đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 ở mức 20 nghìn tỷ đồng (tăng 17,2% so với mức thực hiện năm 2022), nhờ tăng trưởng tín dụng và huy động tăng lần lượt là 9,7% và 8,1% so với đầu năm. Điều này phù hợp với ước tính lợi nhuận trước thuế của SSI là 20,4 nghìn tỷ đồng (tăng 19%).
ACB đạt 5,1 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2023 (tăng 24% so với cùng kỳ), mặc dù tăng trưởng tín dụng giảm nhẹ 0,6% so với đầu năm. Ngân hàng cho biết dư nợ cho vay trong 3 tháng đầu năm đã phục hồi nhưng chưa thực sự quá lớn, đặc biệt là ở các công ty dệt may và da giày. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng của ACB trong tháng 3 đã tăng 2,2% so với tháng trước.
Mặt khác, tăng trưởng huy động trên 2%. Như vậy, LDR theo Thông tư 26 là 78% trong quý I/2023 (so với mức 78,4% trong quý IV/2022) và tỷ lệ CAR cải thiện lên 13,1% (so với 12,8% trong quý IV/2022).
Chất lượng tài sản của ACB có phần suy giảm. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến dao động quanh mức 0,94% (tăng 20 điểm cơ bản so với đầu năm) trong quý I/2023. Không tính đến CIC thì tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,84% trong quý I/2023, tăng từ 0,63% trong quý IV/2022. Công ty Chứng khoán SSI cho rằng việc khan hiếm các đơn đặt hàng và môi trường lãi suất cao đã gây áp lực lên dòng tiền của các công ty, khiến họ gặp khó khăn trong khả năng thanh toán các khoản vay ngân hàng.
Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản làm SSI nghĩ đến các rủi ro nợ xấu lây lan sẽ là thách thức đối với ACB trong việc duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trong suốt năm 2023.
ACB có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 33,8 nghìn tỷ đồng lên 38,8 nghìn tỷ đồng, thông qua phát hành 507 triệu cổ phiếu thưởng (tương đương 15% cổ phiếu đang lưu hành) cho các cổ đông hiện hữu. Tiếp tục mở rộng tập khách hàng.
ACB tiếp tục phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư FDI trong khu công nghiệp và chế xuất. Bằng cách đó, ngân hàng nhắm tới việc mở rộng tập khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ thanh toán tiền lương qua tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng đặt mục tiêu thu hút thêm 2 triệu khách hàng mới trong năm 2023.
ACB vẫn duy trì hoạt động vững mạnh trong môi trường nhiều biến động như hiện nay, với quỹ đạo tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi mạnh mẽ trong quý I/2023. Theo đó, SSI cho rằng ACB sẽ đạt được kế hoạch đặt ra tại ĐHCĐ năm 2023 và duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu ACB, với giá mục tiêu 1 năm là 30.900 đồng/cổ phiếu.
Theo kiểm tra mới nhất của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) trên Bloomberg, giá hạt nhựa PVC duy trì ổn định trong 6 tháng qua (từ tháng 9/2022), giao dịch trong biên độ hẹp từ 800 - 900 USD/tấn (tương đương mức trước dịch). Điều thuận lợi là mức giá này thấp hơn lần lượt 42,5% và 31,5% so với giá trung bình trong nửa đầu năm 2022 và cả năm 2022, báo hiệu triển vọng mở rộng biên lợi nhuận của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP), đặc biệt là trong nửa đầu năm 2023, khi giá nguyên liệu đầu vào đang giảm nhanh hơn giá bán.
Đáng chú ý, dù giá PVC điều chỉnh mạnh, BMP vẫn duy trì giá bán ở mức cố định khi giá bán thường do các doanh nghiệp lớn trong nước quyết định (như BMP và NTP; khác với thép khi giá bán chịu ảnh hưởng bởi cung cầu quốc tế). Một số đợt tăng chiết khấu ngắn hạn có thể được các doanh nghiệp sản xuất ống nhựa áp dụng linh hoạt để hạn chế tình trạng nhu cầu suy giảm.
BVSC hiện dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của BMP giảm 4,9% xuống 660,3 tỷ đồng (khá sát với mục tiêu của doanh nghiệp là 651 tỷ đồng, giảm 6,5%), doanh thu thuần dự báo đạt 5.683 tỷ đồng (giảm 2,1%). Cho 2024, BVSC kỳ vọng doanh thu thuần của BMP tăng 5,9%, đạt 6.020 tỷ (sản lượng tăng trưởng 7%) và lợi nhuận ròng tăng 6,8% lên 705,5 tỷ.
BVSC đưa ra dự báo lợi nhuận ròng năm 2025 của BMP tăng 5,6% lên 745,2 tỷ đồng, với dự báo doanh thu thuần là 6.322 tỷ đồng (tăng 5%). Theo BVSC, BMP vẫn duy trì vị thế hưởng lợi từ sự hợp nhất đang diễn ra của ngành, nơi mà các “ông lớn” với lợi thế tài chính và vận hành đang chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp nhỏ, và giành được thêm nhiều thị phần hơn. Đây là động lực gia tăng sản lượng, chưa kể tới các khoản đầu tư công lớn hơn từ Chính phủ.
Trong khi đó, năng lực quyết định giá bán đảm bảo triển vọng biên lợi nhuận của BMP, bên cạnh lợi thế kinh tế gia tăng theo quy mô (hiệu suất sử dụng cao hơn).
Cho năm 2023, BMP đang trình cổ đông thông qua kế hoạch trả cổ tức tiền mặt DPS 8.400 đồng/cổ phiếu (từ lợi nhuận ròng trong 2022), tương ứng tỷ lệ chi trả 99% và suất cổ tức hấp dẫn 13,4% so với hiện giá. Đồng thời, kế hoạch capex 2023 rất khiêm tốn ở mức 55 tỷ, theo như tài liệu ĐHCĐ thường niên.
Với triển vọng vững chắc cùng capex khiêm tốn và tình trạng không vay nợ, BVSC kỳ vọng BMP duy trì tỷ lệ chi trả cao, dự báo cổ tức tiền mặt năm 2023-2025 trong khoảng 8.000 - 8.500 đồng/cổ phiếu. Suất cổ tức rất hấp dẫn ở mức 12,8 - 13,6%.
BVSC nâng giá mục tiêu dựa trên DCF cho BMP thêm 12,1% lên 80.895 đồng/cổ phiếu (từ 72.159 đồng/cổ phiếu trước đó), tương ứng với upside 29%. Giá mục tiêu tăng là do điều chỉnh tăng dự báo kết quả kinh doanh; và sử dụng mức ERP ít thận trọng hơn là 10% (so với 11% trước đây).
Ở giá mục tiêu mới, BVSC đang định giá BMP ở mức P/E hợp lý cho 2023 là 10 lần, duy trì khuyến nghị khả quan. Ở mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch ở mức P/E lần lượt là 7,8 lần (năm 2023) và 7,3 lần (năm 2024), theo BVSC là hấp dẫn, với mức trung bình 5 năm 11,5 lần; triển vọng vững chắc nhờ vị thế đầu ngành; bảng cân đối kế toán mạnh; và suất cổ tức hấp dẫn.
Lợi nhuận trước thuế năm 2022 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HoSE: VCB) tăng trưởng 36,4% với động lực đến từ tăng trưởng tín dụng 18,8%, NIM mở rộng 0,24 điểm phần trăm lên 3,46% và chi phí dự phòng giảm 19,5% so với năm trước.
Tình trạng căng thẳng thanh khoản khiến lãi suất tăng mạnh trong giai đoạn quý III-quý IV/2022 có tác động tích cực lên NIM của VCB nhờ năng lực huy động và vị thế thanh khoản hàng đầu hệ thống.
Lãi suất có xu hướng giảm nhẹ (khoảng 0,5 điểm phần trăm) kể từ đầu năm 2023. Môi trường lãi suất giảm không có lợi cho NIM của VCB do VCB là ngân hàng cho vay ròng liên ngân hàng (cuối quý IV/2022 đạt 92.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) kỳ vọng NIM năm 2023 của VCB sẽ ở mức 3,45%, tương đương với năm 2022 nhờ lợi suất cho vay cải thiện đến từ việc gia tăng tỷ trọng cho vay cá nhân.
Ngoài ra, CASA cũng có dư địa cải thiện khi chính sách tiền tệ bớt thắt chặt trong năm 2023, dù sẽ chưa thể sớm trở lại mức đỉnh năm 2021. Chi phí hoạt động có thể được kiểm soát tốt hơn trong năm 2023. Thanh khoản hệ thống dồi dào trở lại kể từ đầu năm 2023 sẽ giúp các ngân hàng có thể tiết giảm các chi phí khuyến mãi, thu hút khách hàng gửi tiền.
ACBS kỳ vọng tỷ lệ CIR trong năm 2023 sẽ được cải thiện, giảm xuống mức 29,2% từ mức 31,2% của năm 2022. Mặc dù vẫn lạc quan về triển vọng thu nhập của VCB trong năm 2023, ACBS cho rằng vẫn cần lưu ý chất lượng tài sản bất chấp thực tế VCB luôn nằm trong nhóm những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống (cuối năm 2022 là 0,68%).
Thị trường bất động sản đi xuống và việc nhận chuyển giao Ngân hàng Xây dựng sẽ bắt đầu gây áp lực lên chất lượng tài sản cũng như chi phí dự phòng của VCB. Hiện tỷ trọng cho vay lĩnh vực xây dựng của VCB không quá lớn, khoảng 7%. Ngoài ra, các doanh nghiệp năng lượng tái tạo chưa chốt được phương án giá điện với EVN cũng tiềm ẩn nguy cơ trở thành nợ xấu trong lĩnh vực này.
Điểm tích cực là bộ đệm dự phòng tương đối dày của VCB sẽ giúp ngân hàng có dư địa để xử lý nợ xấu phát sinh và giữ chất lượng tài sản ở mức tốt. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh kể từ mức đỉnh vào quý II/2022 nhưng vẫn đang ở mức cao nhất hệ thống với 317%. Ngoài ra, khoản dự phòng 10.840 tỷ đồng cho vay liên ngân hàng cũng là một khoản hoàn nhập tiềm năng khi VCB thu hồi được khoản nợ của ngân hàng này.
ACBS lặp lại khuyến nghị mua với giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu VCB là 101.000 đồng/cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu thu nhập thặng dư. Giá mục tiêu của ACBS tương đương với P/E và P/B năm 2023 là 14,8 lần và 3 lần.
VCB tiếp tục có kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% để tăng vốn chủ sở hữu trong năm 2023, tuy nhiên, ACBS cho rằng điều kiện thị trường chưa thuận lợi để VCB có thể hoàn tất trong năm nay và do đó, ACBS chưa thêm yếu tố này vào mô hình định giá. Triển vọng lợi nhuận tăng trưởng bền vững của VCB trong bối cảnh vĩ mô biến động giúp cổ phiếu VCB vẫn là sự lựa chọn phù hợp cho các nhà đầu tư tìm kiếm sự ổn định.
Ngoài ra, những thay đổi về chính sách theo hướng bớt thắt chặt và tình hình vĩ mô phục hồi sẽ là những chất xúc tác tích cực cho giá cổ phiếu VCB trong ngắn hạn.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.