Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) vừa công bố doanh thu tháng 8 đạt 2.840 tỷ đồng, tăng 20% cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận trước thuế đạt 577 tỷ đồng, tăng 20%.
Lũy kế 8 tháng đầu năm, FPT ghi nhận doanh thu 21.842 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.005 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,2% và 19,8% so với cùng giai đoạn năm 2020. Với kết quả này, FPT đã hoàn thành 63% chỉ tiêu doanh thu và 64,4% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta), kết quả kinh doanh của FPT 8 tháng tiếp tục được dẫn dắt bởi các mảng kinh doanh cốt lõi là công nghệ - chiếm 57% tổng doanh thu, tăng 23% cùng kỳ năm ngoái; mảng viễn thông chiếm 37% doanh thu, tăng 12% cùng kỳ và các hoạt động khác tăng 38% cùng kỳ.
Mảng công nghệ tiếp tục thể hiện tiềm năng vượt trội khi giá trị đơn hàng ký mới trong 8 tháng đầu năm tăng 38% cùng kỳ, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là giá trị các hợp đồng nước ngoài tăng 39%.
Biên lợi nhuận 2 mảng công nghệ và viễn thông giảm nhẹ trong tháng 8, tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm, biên lợi nhuận vẫn mở rộng giúp lợi nhuận trước thuế mảng công nghệ tăng 30% cùng kỳ, viễn thông tăng 24%.
Yuanta nhận thấy tăng trưởng kết quả kinh doanh của FPT có bị chậm lại trong tháng 8/2021, tuy nhiên, điều này không thật sự ảnh hưởng đến xu hướng tăng trưởng trong trung và dài hạn của FPT.
Nhìn chung, trong 8 tháng đầu năm, doanh thu 2 mảng chính là công nghệ và viễn thông đã luân phiên tăng trưởng giúp FPT duy trì mức tăng trưởng chung 20% cùng kỳ ở cả doanh thu và lợi nhuận.
Yuanta cho rằng việc các quốc gia và Việt Nam dần có xu hướng chấp nhận “sống chung với dịch” khiến nhu cầu học tập - làm việc online tăng lên, quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp gần như là điều bắt buộc. Theo đó, nhu cầu viễn thông cũng sẽ tăng trưởng theo.
Công ty chứng khoán này nhận định, 2 mảng chính công nghệ và viễn thông của FPT sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng này.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, FPT đang được giao dịch tại mức P/E dự phóng là 22,4 lần (tương ứng EPS dự phóng là 4.225 đồng). Mức Stock Rating của FPT ở mức 85 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá cùa FPT vượt mức kháng cự 95.300 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch tăng trên mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn của FPT cũng được nâng lên mức tăng.
Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng lên mức 18% khi sức mạnh giá trên 80 điểm.
Quý II, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) đã đạt mức 12.895 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận trước thuế (PBT) chỉ ghi nhận mức 4.938 tỷ đồng, giảm 14,3% cùng kỳ. Kết quả này là do VCB đã đẩy mạnh trích lập dự phòng lên mức 3.225 tỷ, tăng 73,7% cùng kỳ trước lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 lên hoạt động của doanh nghiệp.
Trong năm 2021, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo VCB sẽ ghi nhận TOI và PBT lần lượt ở mức 51.345 tỷ đồng (tăng 4,7% cùng kỳ) và 24.242 tỷ đồng (tăng 5,2%).
Bên cạnh đó, trong quý II, tỷ lệ nợ xấu của VCB giảm từ mức 0,88% của quý I xuống 0,74% sau khi VCB xóa 618 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, VCB đã thận trọng gia tăng trích lập nợ xấu với chi phí tăng 73,7% cùng kỳ và 41,8% so với quý trước đó.
Hoạt động này đã dẫn tới tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) tăng vọt lên mức 352% - mức cao nhất toàn ngành. Cùng với đó, dư nợ tái cơ cấu giảm 21% so với đầu năm xuống còn khoảng 4.100 tỷ đồng, tương đương 0,44% tổng dư nợ. VCB đặt kế hoạch trích lập dự phòng hết cho tất cả các vay tái cơ cấu theo Thông tư 03/2021 trong năm 2021.
Đáng chú ý, Chính phủ cũng đã đồng ý bổ sung vốn nhà nước hơn 7.600 tỷ đồng cho VCB, giúp tạo thêm nguồn lực để kinh doanh cho ngân hàng - KBSV kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của VCB trong năm 2021 đạt mức 13%.
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị nắm giữ (duy trì) đối với cổ phiếu VCB. Giá mục tiêu là 106.500/cổ phiếu, cao hơn 6,9% so với giá đóng cửa ngày 20/9.
Trên thị trường, hoạt động xuất khẩu gỗ đang cho thấy nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Xuất khẩu gỗ được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan trong giai đoạn 2021 - 2022 nhờ thị trường Mỹ - chiếm 60% doanh thu từ gỗ, duy trì tốc độ tăng trưởng 30%/năm so với cùng kỳ năm trước nhờ sự chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam;
Thị phần kỳ vọng tăng nếu Mỹ đánh thuế các sản phẩm gỗ của Việt Nam không có chứng chỉ FSC, trong khi các nhà máy Công ty Cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) đã có chứng chỉ FSC. Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất đồ gỗ Bình Định của PTB dự kiến hoạt động tối đa công suất vào năm 2022, đóng góp 27% tổng công suất.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) trong báo cáo mới nhất cũng kỳ vọng nhu cầu đối với đá granite sẽ phục hồi vào năm 2022 sau khi Covid-19 được kiểm soát. Khách hàng công nghiệp (chiếm 70% tổng nhu cầu) sẽ tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đến từ các dự án bất động sản nhà ở và nhu cầu đá ốp lát cho các dự án đầu tư công.
Về PTB, SSI cho rằng doanh nghiệp này sẽ ghi nhận lợi nhuận bất động sản trong năm 2021 và 2022 từ dự án khu dân cư Phú Tài với doanh thu 1.250 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 206 tỷ đồng. Giá bán của dự án là 22 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, do tác động của Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của PTB đã bị gián đoán ít nhiều. Việc giãn cách xã hội từ tháng 6/2021 có thể làm giảm sản lượng gỗ tại nhà máy Đồng Nai (chiếm 18% tổng công suất các nhà máy gỗ của PTB).
Mặt khác, thuế chống bán phá giá gỗ vào thị trường Mỹ có thể ảnh hưởng đến 1 số sản phẩm của PTB và cạnh tranh trong ngành đá khi các doanh nghiệp đá có quy mô nhỏ bán giá thấp đối với các sản phẩm đá granite.
Hiện PTB được giao dịch ở mức P/E dự phóng 2021 - 2022 là 10,1 lần và 8,57 lần. SSI đánh giá PTB sẽ duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình trên 15% trong giai đoạn 2021 - 2022 nhờ xuất khẩu gỗ tiếp tục tăng trưởng hơn 25% khi có sự chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, đồng thời hoạt động sản xuất đá phục hồi trở lại vào 2022.
Sử dụng phương pháp P/E với PE trung bình của ngành gỗ là 11,8 lần và ngành đá là 10 lần, SSI đưa ra mức giá mục tiêu của PTB cuối năm 2022 là 128.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời 20% so với giá đóng cửa phiên 20/9.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.