Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kết thúc quý III, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) đạt 1.070 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 16,8 tỷ đồng, chỉ bằng 1/10 của cùng kỳ, tương ứng biên lãi gộp chỉ đạt 1,56%.
Kết quả rất thấp này trên thực tế không phải là điều bất ngờ, bởi suốt quý III, CTD phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: nhiều tỉnh thành phong tỏa; đặc biệt các công trình ở TP. HCM bắt buộc phải tạm dừng thi công; thị trường bất động sản bất ổn, giá nguyên vật liệu tăng cao.
Dư âm của công cuộc tái cấu trúc năm 2020 cũng là một yếu tố tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh quý III. Bên cạnh đó, CTD gần như không ký được hợp đồng mới từ quý II/2020 đến cuối năm 2020. Giá trị hợp đồng ký mới chuyển sang 2021 của công ty chỉ đạt 9.000 tỷ (giảm 57% so với cùng kỳ).
Liên quan đến biên lợi nhuận gộp rất thấp, phía CTD cho biết sản phẩm của công ty luôn đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí “high-end”, đồng nghĩa với việc chi phí thi công rất cao. Trong bối cảnh thị trường xây dựng đang cạnh tranh khốc liệt, giá nguyên vật liệu tăng cao… biên lợi nhuận gộp giảm là điều tất yếu. Đây là vấn đề không chỉ CTD, mà cả thị trường xây dựng đang phải đối mặt và nhiều khả năng sẽ kéo dài tới hết 2022.
Lũy kế 9 tháng, CTD có doanh thu thuần 6.189 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 87 tỷ đồng, giảm 76%.
Tuy nhiên, về trung và dài hạn, Công ty Chứng khoán KB (KBSV) vẫn đưa ra quan điểm tương đối tích cực dành cho CTD, trong bối cảnh ngành xây dựng được dự báo hồi phục từ mức nền thấp.
Cụ thể, KBSV cho rằng động lực tăng trưởng ngành xây dựng ở giai đoạn kế tiếp đến từ sự phục hồi mạnh mẽ của nguồn cung bất động sản; các nút thắt trong đầu tư công được giải quyết, bắt đầu triển khai vào những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Còn ở CTD, theo thông tin từ ban lãnh đạo thì giá trị hợp đồng ký mới trong 9 tháng đầu năm 2021 đã đạt khoảng 18.000 tỷ đồng, cao hơn kỳ vọng của doanh nghiệp. KBSV nhận xét lượng hợp đồng ký mới cao tạo động lực phục hồi về doanh thu cho CTD trong giai đoạn tới.
Đồng thời, CTD đang từng bước tiến vào ngành xây dựng cơ sở hạ tầng. KBSV đánh giá cao hướng đi này bởi ngành xây dựng hạ tầng hưởng lợi lớn từ việc đẩy mạnh đầu tư công.
CTD cũng là doanh nghiệp có sức mạnh nội tại tốt, vững mạnh. Tính đến cuối quý III, lượng tiền mặt lớn và không có nợ vay cùng với vị thế đầu ngành là điểm sáng của CTD. Trên thị trường, cổ phiếu CTD đang được giao dịch với P/B là 0,73 lần, thấp hơn so với trung bình ngành cũng như lịch sử P/B của CTD.
Với các yếu tố hỗ trợ như đã đề cập phía trên, KBSV nhận định CTD xứng đáng được giao dịch ở mức định giá cao hơn. KBSV khuyến nghị mua dành cho CTD với giá mục tiêu 114.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá lên đến 49% so với giá đóng cửa phiên 3/12 (77.000 đồng/cổ phiếu).
Cập nhật kết quả kinh doanh, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) ghi nhận doanh thu quý III đạt 5.020 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 61 tỷ đồng, tăng mạnh từ mức lỗ 8,5 tỷ đồng cùng kỳ.
9 tháng đầu năm 2021, FRT ghi nhận doanh thu 14.093 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 108 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và 1.078% so với cùng giai đoạn năm 2020. Với kết quả này, doanh nghiệp đã hoàn thành 86% kế hoạch doanh thu và vượt 14% kế hoạch lợi nhuận.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, tổng doanh thu quý III của FRT tăng mạnh là do đóng góp từ chuỗi nhà thuốc Long Châu và FPT Shop, với doanh thu quý tăng lần lượt 240% và 23% so với cùng kỳ.
Mặc dù sự bùng phát của Covid-19 lần thứ tư đã khiến chuỗi FPT Shop bị ảnh hưởng khá nặng, buộc đóng cửa 1 số cửa hàng nhưng lại tạo ra nhiều lợi thế cho chuỗi nhà thuốc Long Châu. Yuanta ước tính, doanh thu/ngày/cửa hàng của Long Châu trong quý III đã tăng trưởng 50% so với hồi đầu năm.
Bên cạnh đó, FRT tiếp tục mở mới các cửa hàng Long Châu, tính đến cuối quý III, số lượng nhà thuốc tăng 15% so với quý liền kề, lên 308 cửa hàng; trong khi đó, số lượng cửa hàng FPT Shop mở mới chỉ tăng nhẹ 0,8% so với quý II, đạt 630 cửa hàng.
Yuanta đánh giá chuỗi nhà thuốc Long Châu sẽ là động lực tăng trưởng lớn cho FRT trong tương lai, vì Long Châu đã thu hút được một lượng lớn khách hàng trong thời gian giãn cách vừa qua và các nhà thuốc mới mở cũng đã đạt được doanh thu ổn định.
Yuanta cho rằng việc chuỗi Long Châu có lợi nhuận dương trong quý III sẽ là tiền đề để FRT tiếp tục mở rộng quy mô trong tương lai (FRT muốn nâng số lượng cửa hàng Long Châu lên 500 đơn vị trong năm 2021).
Ngoài ra, Yuanta cũng đánh giá cao nền tảng kênh bán hàng online của Long Châu so với các đối thủ như Pharmacity, An Khang.
Trên thị trường, ở mức giá đóng cửa hiện tại, FRT đang được giao dịch tại mức P/E dự phóng là 41,1 lần (tương ứng EPS là 1.446 đồng) và P/S ở mức 0,3 lần. Mức stock rating của FRT ở mức 86 điểm, cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Chốt phiên giao dịch 2/12, đồ thị giá của FRT tăng 2,43% và xác lập mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch vẫn trên mức trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn của FRT cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5%, tăng dần tỷ trọng cổ phiếu trong xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) vừa ghi nhận doanh thu tăng trưởng trở lại sau 3 quý giảm liên tiếp. Cụ thể, trong quý III, VNM công bố doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 16.200 tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 4,1% và giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VNM đạt 45.100 tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ) và 8.400 tỷ đồng (giảm 6,4% cùng kỳ). Như vậy VNM đã hoàn thành 72,7% và 75% kế hoạch năm về doanh thu và lợi nhuận của cả năm.
Đáng chú ý, trong kỳ, biên lợi nhuận gộp hợp nhất ở mức 43,4%, giảm 3,1 điểm phần trăm so với cùng giai đoạn năm trước, nguyên nhân vẫn là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đi kèm một số chính sách thuế chống bán phá giá với một số nguyên liệu nhập khẩu.
KBSV cho biết, trong cuộc gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ban lãnh đạo VNM cho rằng giá của nguyên vật liệu đầu vào nhiều khả năng sẽ giảm, song vẫn ở mức tương đối cao. Vì vậy, phía VNM đã có những hợp đồng nhằm chốt giá mua nguyên liệu cho tới hết quý I/2022, qua đó biên gộp của doanh nghiệp sẽ được cải thiện.
Ngoài ra, sang năm 2022 các dự án liên doanh với Kido tại Việt Nam hay Del Monte tại Phillipines hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu mới cho VNM. Cụ thể, ngày 15/11, Công ty Vibev (liên doanh giữa Vinamilk và Kido) đã chính thức tham gia thị trường nước giải khát Việt bằng việc ra mắt 2 sản phẩm (sữa bắp tươi và sữa đậu xanh tươi) thuộc thương hiệu Oh Fresh.
Vibev đặt mục tiêu thị phần số 1 trong ngành hàng nước tươi sau 5 năm với sản lượng 150 triệu chai/năm (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng doanh thu). KBSV nhận định, dự án liên doanh này khá nhiều hứa hẹn và giàu tiềm năng, khi cả Vinamilk và Kido đều là các thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
Các sản phẩm sẽ được sản xuất qua dây chuyền hiện đại ở nhà máy của Vinamilk và đặc biệt sẽ tận dụng được lợi thế vô cùng lớn tới từ hệ thống phân phối của cả hai nhãn hàng này.
Phía VNM dự báo doanh thu quý IV tới sẽ tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ dựa trên nền so sánh thấp. Cụ thể, ước tính doanh thu quý cuối năm sẽ tăng khoảng 10-15% so với cùng kỳ, do quý IV/2020 chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ đợt lũ lụt miền Trung.
Năm 2021, KBSV dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế sau cổ đông thiểu số đạt 60.012 tỷ đồng và 10.967 tỷ đồng, lần lượt tăng 0,6% và giảm 1,2% so với năm trước.
Năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế sau cổ đông thiểu số đạt dự báo ở mức 62.509 tỷ đồng và 11.359 tỷ đồng, tăng 4,1% và 3,5% so với cùng kỳ.
Sử dụng kết hợp 2 phương pháp định giá DCF và so sánh P/E (tỷ trọng 50-50), KBSV đưa ra mức giá mục tiêu 106.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn 24% so với giá đóng cửa ngày 3/12. Từ đó khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.
Đối với phương pháp so sánh P/E, mức P/E hợp lý của VNM là 22 lần trong năm 2022 (bằng với mức trung bình trong 5 năm gần đây), với EPS dự phóng 2022 là 5.436 đồng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.