(VNF) - VND ước tính, hoạt động bàn giao dự án Malibu Hội An và một phần Hội An D'Or trong năm 2022 sẽ mang lại doanh thu xấp xỉ 4.900 tỷ đồng, chiếm trên 55% tổng doanh thu dự phóng cho BCG.
VND: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu BCG
Năm 2021, Công ty Cổ phần Bamboo Capital (HoSE: BCG) ghi nhận doanh thu thuần 2.590 tỷ đồng, tăng 40% so với năm trước, nhưng chỉ hoàn thành 48% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do dịch bệnh bùng phát, việc giãn cách xã hội dài ngày đã ảnh hưởng tới việc bàn giao nhà tại dự án Malibu Hội An của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, điểm sáng là thu nhập từ hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) lại giúp doanh thu tài chính tăng mạnh 170% so với năm 2020, qua đó kéo lợi nhuận ròng tăng mạnh 187% lên 606 tỷ đồng, vượt hơn 20% kế hoạch được giao.
Giai đoạn 2022-2023, Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) cho rằng ngoài dự án Malibu Hội An dự kiến bàn giao, BCG cũng sẽ bàn giao 202 căn shophouse tại dự án Hội An D’Or vào năm 2022, mang lại doanh thu xấp xỉ 4.900 tỷ đồng (chiếm 55,4% tổng doanh thu dự phóng).
Năm 2023, VND kỳ vọng BCG sẽ bàn giao dự án Amor Residence Bình Chánh, 35 căn villa ở Casa Marina Mũi Né, phần còn lại của Hội An D’Or và một phần của dự án King Crown Infinity và Casa Premium. Theo dự phóng của công ty chứng khoán này, BCG có thể ghi nhận doanh thu 5.233 tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ), chiếm 45,2% tổng doanh thu từ mảng bất động sản trong năm 2023.
Bên cạnh đó, năm 2022, BCG có kế hoạch tập trung triển khai xây dựng 550MW các dự án điện gió với mục tiêu đóng điện 50MW của điện gió Đông Thanh - giai đoạn I (30MW còn lại sẽ được đóng điện trong năm 2023) và 100MW điện gió Khai Long - giai đoạn I. VND dự phóng doanh thu mảng điện của BCG là 1.786 tỷ đồng (chiếm 20,2% tổng doanh thu) trong năm 2022 và 3.791 tỷ đồng (32,7% tổng doanh thu) vào năm 2023.
Hiện VND nâng đánh giá từ trung lập lên khả quan với giá mục tiêu 29.600 đồng/cổ phiếu cho BCG, dựa trên phương pháp định giá tổng giá trị thành phần (SOTP) với định giá RNAV cao hơn cho mảng bất động sản.
Nhìn chung, động lực tăng giá của BCG theo quan điểm của VND bao gồm giá bất động sản nghỉ dưỡng tăng mạnh hơn dự kiến; mức giá FIT mới ưu đãi hơn so với kỳ vọng sau quy hoạch điện VIII. Ngược lại, cũng tồn tại rủi ro nếu như thị trường bất động sản du lịch tăng trưởng chậm lại do biến chủng mới của Covid-19; BCG không hoàn thành kịp tiến độ để hưởng ưu đãi đối với các dự án năng lượng tái tạo và rủi ro pha loãng do nhu cầu về vốn lớn.
Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh thu đạt 22.620 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 554 tỷ đồng, lần lượt tăng 53% và gấp 19,5 lần so với năm 2020. Như vậy, FRT đã hoàn thành 138% kế hoạch doanh thu và 462% kế hoạch lợi nhuận năm.
Động lực tăng trưởng đến từ ngành hàng ICT và chuỗi nhà thuốc Long Châu. Trong đó, doanh thu laptop ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục, tăng 2,2 lần so với 2020 nhờ nhu cầu học tập và làm việc tại nhà tăng đột biến trong quý III; chuỗi nhà thuốc Long Châu ghi nhận doanh thu gấp 3,3 lần, đóng góp 35% tăng trưởng của 2021 nhờ mở thêm 200 cửa hàng mới và các shop cũng tăng trưởng hai chữ số.
FRT duy trì biên lãi gộp ở mức 14%. Ngoài ra, doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí hoạt động, tỷ trọng chi phí hoạt động/doanh thu thuần giảm 1,6 điểm phần trăm so với 2020. Đó cũng là nguyên nhân giúp lợi nhuận trước thuế đạt 554 tỷ đồng, tăng 19,5 lần năm trước.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhìn nhận, năm vừa qua, FPT Shop vẫn là động lực tăng trưởng chính của FRT nhờ mức tăng trưởng kỷ lục của ngành hàng laptop và các sản phẩm của Apple. Trong đó, doanh thu laptop đạt 5.700 tỷ đồng, tăng 120% cùng kỳ, thuộc tốp cao nhất thị trường Việt Nam; doanh thu mảng bán lẻ Apple cũng tăng trưởng gấp 1,6 lần so với năm 2020.
Bước sang năm 2022, PHS ước tính doanh thu FPT Shop tăng trưởng 12% so với cùng kỳ, nhờ mở mới chuỗi cửa hàng (khoảng 50 cửa hàng); hưởng lợi từ giá bán tăng do tình trạng thiếu chips kéo dài đến 2023; xu hướng cao cấp hoá của giới trẻ (ưu chuộng laptop gaming và các sản phẩm của Apple).
Song song, FRT sẽ tiếp tục mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu, với mục tiêu 200-300 nhà thuốc mở mới, cùng với mục tiêu cải thiện biên lợi nhuận lên trên 20%. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tiên phong phân phối thuốc điều trị Covid-19 tại Việt Nam khi ký hợp đồng phân phối 6 triệu viên thuốc (doanh thu xấp xỉ 75 tỷ đồng).
Mặc dù doanh thu đóng góp từ thuốc trị Covid-19 chỉ chiếm 1-2% doanh thu chuỗi Long Châu, nhưng PHS cho rằng đây sẽ là tiền đề cho thương hiệu dược phẩm này tiên phong phân phối các sản phẩm có giá trị khác trong tương lai. Theo đó, ước tính doanh thu của chuỗi Long Châu đạt 7.160 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2021.
Tựu chung, PHS dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2022 của FRT ở mức 27.980 tỷ đồng và 690 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 24% và 56% cùng kỳ. Biên lãi gộp kỳ vọng ở mức 15,1%, tăng 1,1 điểm phần trăm so với 2021, trong bối cảnh doanh nghiệp được hưởng các điều khoản thương mại tốt hơn từ các nhà cung cấp laptop; giảm áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm Apple xách tay và gia tăng các sản phẩm phụ kiện, thuốc, thực phẩm chức năng có biên lãi gộp cao.
Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, PHS đưa ra giá hợp lý cho cổ phiếu FRT 152.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 17% so với giá hiện tại, đồng thời khuyến nghị các nhà đầu tư có thể mua vào.
ACBS: Khuyến nghị mua dành cho KDH
Năm 2021, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) báo cáo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 3.700 tỷ đồng (giảm 18% so với cùng kỳ) và 1.200 tỷ đồng (tăng 4%), lần lượt hoàn thành 78% và 100% kế hoạch của công ty.
Phần lớn lợi nhuận đến từ việc bàn giao dự án Safira (234 căn), Lovera Vista (1.147 căn) và Verosa Park (31 căn), bất chấp những khó khăn trong giai đoạn dịch Covid-19. Tuy nhiên, một dự án quan trọng khác là Classia (trước đây là Armena) đã không được mở bán, dự kiến dời bàn giao sang năm 2022.
Trong quý II/2022, KDH có kế hoạch phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng với kỳ hạn 36 tháng, không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và không kèm chứng quyền và lãi suất cố định 9%-10%. Trong đó, 1.600 tỷ đồng sẽ được sử dụng để đền bù và giải phóng mặt bằng tại khu đô thị Tân Tạo và xây dựng và phát triển dự án chung cư tại quận Bình Tân; 400 tỷ đồng để xây dựng và phát triển dự án Classia.
Vì thế, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) ước tính tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu của KDH tăng từ 10,9% vào cuối 2021 lên 16,9% vào cuối năm 2022.
Năm 2022, KDH dự kiến mở bán 3 dự án mới là Classia (4,3ha với 180 căn thấp tầng) và Clarita tại TP. Thủ Đức (5,8ha với 159 căn thấp tầng) và dự án chung cư ở quận Bình Tân (1,8ha với khoảng 1.000 căn). Với nguồn cung thấp, cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh đầu tư phát triển và tiềm năng của TP. Thủ Đức, ACBS kỳ vọng tỷ lệ hấp thụ cao tại các dự án này, với giá trị bán hàng năm 2022 ước tính hơn 6.400 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán cũng kỳ vọng doanh thu năm 2022 của KDH sẽ tăng trưởng 5% cùng kỳ, lên 3.926 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 9% lên 1.316 tỷ đồng, chủ yếu nhờ vào việc bàn giao các dự án Classia và Clarita.
Dự kiến, khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng dự kiến sẽ khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy xử lý nước và chất thải từ quý III/2022 và bắt đầu cho thuê từ năm 2023 với giá thuê đất dự kiến là 260 USD/m2. KDH cũng đang hoàn thiện giấy tờ pháp lý cho Corona City và dự kiến sẽ mở bán vào năm 2023. Hai dự án này là động lực tăng trưởng chính trong năm sau.
Sở hữu nhiều tiềm năng tăng giá, với vị trí tốt, ACBS điều chỉnh định giá dự án khu đô thị Tân Tạo (330ha, nằm ở phía tây TP. HCM) lên 18.900 tỷ đồng. Đối với dự án Corona City và Phong Phú 2, công ty chứng khoán này tăng giá bán và tỷ lệ hấp thụ để phản ánh giá thị trường đang tăng lên và nhu cầu mua nhà cao hơn khi huyện Bình Chánh được đề xuất nâng cấp lên quận hoặc thành phố vào năm 2025.
Nhìn chung, KDH nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự phát triển của TP. Thủ Đức và huyện Bình Chánh trong tương lai. Sử dụng phương pháp RNAV, ACBS đưa ra giá mục tiêu 62.870 đồng/cổ phiếu vào cuối 2022, tăng 45% so với giá mục tiêu trước đó và nâng khuyến nghị lên mua.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone