'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cổ phiếu này đã có chuỗi 34 phiên tăng trần liên tục từ vùng giá 5.130 đồng/cổ phiếu lên 46.150 đồng/cổ phiếu, tức tăng khoảng 800% trong thời gian từ 8/1 - 4/3/2021.
Kể từ phiên giao dịch 5/3 tới 12/3, cổ phiếu RIC liên tục bị bán sàn. Chốt phiên giao dịch 12/3, thị giá RIC đã rơi về 29.950 đồng/cổ phiếu.
Trong phiên sàn đầu tiên, khối lượng khớp lệnh vẫn đạt 302.200 đơn vị, nhưng trong các phiên sau đó (8 -12/3) cao nhất cũng chỉ đạt 2.200 đơn vị, có phiên chỉ có 800 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công, với dư bán sàn khối lượng lớn.
Được biết, trong chuỗi tăng trần 34 phiên trước đó, cổ phiếu RIC có nhiều phiên khớp lệnh với khối lượng lớn như phiên 22/1 khớp 108.400 cổ phiếu, ngày 27/1 khớp 128.900 cổ phiếu, ngày 19/2 khớp lệnh 184.200 cổ phiếu, ngày 23/2 khớp 119.000 cổ phiếu, ngày 26/2 khớp 267.500 cổ phiếu.
RIC có 70,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, cơ cấu cổ đông khá cô đặc. Theo báo cáo tài chính quý IV/2020 của Công ty, tính tới 31/12/2020, cổ đông lớn và cổ đông nội bộ nắm giữ 42,9 triệu cổ phiếu, tương ứng 60,9% vốn điều lệ. Trong đó, cổ đông lớn nhất là Công ty Ccổ phần TNHH Đầu tư Quốc tế Khải Tiệp sở hữu 36,9 triệu cổ phiếu, tương ứng 52,49% vốn. Chỉ có 27,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 39,1% vốn điều lệ thuộc cổ đông nhỏ lẻ bên ngoài.
Với việc thị giá cổ phiếu RIC tăng mạnh trong sóng vừa qua, những nhà đầu tư gom mua từ sớm và "thoát hàng" thành công trước khi cổ phiếu này rơi vào chuỗi giảm sàn và gần như đóng băng thanh khoản đã kiếm được khoản lời kha khá. Song ngược lại, những nhà đầu tư cá nhân bên ngoài trót ôm ở vùng giá đỉnh sẽ phải chịu lỗ không nhỏ.
Trở lại với câu chuyện tăng sốc rồi rơi sâu của cổ phiếu RIC, có thể thấy, cổ phiếu này đã bị “thổi giá” phi lý. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đã cho thấy dấu hiệu gặp khó khăn trước và trong dịch Covid-19. Trong đó, năm 2019 báo lỗ 72,8 tỷ đồng, năm 2020 lỗ 81,5 tỷ đồng và luỹ kế tới 31/12/2020 lỗ tới 309,8 tỷ đồng.
Công ty Quốc tế Hoàng Gia hiện đang quản lý và vận hành khách sạn Hoàng Gia Hạ Long tại vịnh Hạ Long với 168 phòng, 11 căn biệt thự xây dựng riêng biệt; khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài. Năm 2018, doanh thu khách sạn chiếm 38% tổng doanh thu, khu vui chơi chiếm 62% tổng doanh thu. Năm 2019, doanh thu khách sạn chiếm 59% tổng doanh thu và doanh thu khu vui chơi chiếm 41%.
Có thể thấy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi lượng khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong đó, dịch vụ vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài đóng góp trọng yếu trong cơ cấu doanh thu.
Theo nhiều chuyên gia dự báo, đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục kéo dài tới năm 2022 do vắc-xin phòng dịch dù bắt đầu được triển khai nhưng cần thời gian để triển khai đủ rộng. Mảng khách du lịch quốc tế được dự báo tiếp tục khó khăn khi các đường bay quốc tế chưa được mở lại và nguy cơ thua lỗ vẫn hiện hữu. Điều này đồng nghĩa cổ phiếu sẽ bị huỷ niêm yết trên HoSE.
Trong quá khứ, không thiếu những trường hợp cổ phiếu cũng ghi nhận chuỗi tăng trần liên tục, mà không dựa trên những thông tin hỗ trợ từ sự chuyển động tích cực của doanh nghiệp và thị trường, thậm chí doanh nghiệp đang thua lỗ và đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết.
Để rồi sau đó, những nhà đầu tư “chậm chân” sẽ bị mắc kẹt vì cổ phiếu mất thanh khoản, hoặc chỉ bán được khi gần như mất toàn bộ giá trị. Điển hình là trường hợp cổ phiếu TTF của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, LMH của Công ty Cổ phần Landmark Holding, VRC của Công ty Cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC…
Tại cổ phiếu TTF, giai đoạn từ tháng 4 - 7/2016, thị giá bất ngờ tăng từ vùng 19.200 đồng/cổ phiếu lên 43.000 đồng/cổ phiếu, tức tăng 124% và sau đó cổ phiếu trải qua chuỗi hơn 23 phiên giảm sàn mà không có thanh khoản.
Giá cổ phiếu rớt từ 43.000 đồng/cổ phiếu về còn 7.900 đồng/cổ phiếu, tức giảm tới 81,6%. Điểm đặc biệt, chuỗi giảm điểm của cổ phiếu không có thanh khoản và nhà đầu tư không thể bán được cổ phiếu.
Sau khi cổ phiếu giảm mạnh, doanh nghiệp công bố tồn kho của doanh nghiệp biến mất và phải trích lập nợ xấu đối với tồn kho.
Tại VRC, giai đoạn từ giữa tháng 10 - 12/2019, cổ phiếu VRC tăng từ vùng 14.900 đồng lên 25.200 đồng/cổ phiếu, tức tăng tới 69,1% và sau đó trải qua chuỗi 21 phiên giảm điểm từ 25.200 đồng về 6.100 đồng/cổ phiếu, tức giảm 75,8%. Trong đó, các phiên giảm điểm với dư bán sàn khối lượng lớn và nhà đầu tư không thể bán ra cổ phiếu.
Tương tự, tại LMH, giai đoạn 31/1/2019- 25/7/2019, cổ phiếu này trải qua chuỗi tăng điểm từ 9.210 đồng lên 16.590 đồng/cổ phiếu, tức tăng 80,1%. Tuy nhiên, sau đó, thị giá cổ phiếu đi ngang một thời gian và bước vào chuỗi hơn 25 phiên giảm điểm.
Trong đó, nhiều phiên giảm với thanh khoản rất nhỏ giọt từ 25/12/2019 tới ngày 5/2/2020, cổ phiếu giảm từ 12.200 đồng về 2.050 đồng/cổ phiếu, tức giảm 83,2% trong thời gian ngắn.
Sau chuỗi hơn 25 phiên giảm sàn, LMH công bố báo cáo kiểm toán năm 2019 với ý kiến từ chối xác nhận của kiểm toán viên. Kiểm toán cho rằng chưa nhận được thư xác nhận của các khoản phải thu ngắn hạn là 53,6 tỷ đồng, trả trước cho người bán ngắn hạn là 214,3 tỷ đồng… Sau đó, cổ phiếu bị bắt buộc huỷ niêm yết trên HOSE và chuyển qua UPCoM.
Như vậy, có thể thấy, đặc thù các cổ phiếu tăng mạnh mà không có những yếu tố cơ bản hỗ trợ, giá cổ phiếu sớm quay trở lại giảm và thậm chí giảm sâu hơn cả đáy trước kia.
Việc bắt đáy RIC với nhà đầu tư lúc này sẽ rất rủi ro nếu như nhà đầu tư chỉ nhớ tới đỉnh mới hình thành, mà quên rằng cổ phiếu đã từ đáy đi lên. Trong lịch sử, đa phần các cổ phiếu rơi tự do sẽ có xu hướng phá đáy đã hình thành trước khi tạo sóng tăng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.