Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cổ phiếu BBC của Công ty Cổ phần Bibica đã tăng 22,64% từ 53.000 đồng/cổ phiếu mở phiên 06/02/2023 lên 65.000 đồng/cổ phiếu kết phiên 10/02/2023. Dù vậy, thanh khoản của cổ phiếu này khá ít, giao dịch chưa đến 100 triệu đồng mỗi ngày.
Công ty Cổ phần Bibica (BBC), tiền thân Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica, được thành lập năm 1999. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, phân phối các sản phẩm bánh kẹo như: Bánh quy, bánh cookies, bánh layer cake, chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, snack, bột ngũ cốc dinh dưỡng, bánh trung thu, mạch nha.
Bibica là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam và có thương hiệu rất quen thuộc với người tiêu dùng. Ngoài cung cấp các sản phẩm bánh kẹo trong thị trường nội địa, công ty còn cung cấp một số sản phẩm sang nước ngoài như Mỹ, Đức, Nam Phi.
Ngay đầu năm 2022, Bibica đã gây kinh ngạc khi công bố mục tiêu kinh doanh đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tới 355% so với thực hiện của năm 2021, để rồi chỉ ngay quý I đã thu về 131 tỷ đồng lãi sau thuế. Mặc dù lỗ trong quý II nhưng Bibica đã kết thúc năm 2022 với khoản lãi sau thuế gần 189 tỷ đồng, gấp 8,4 lần năm 2021.
Cổ phiếu ANV của Công ty Cổ phần Nam Việt đã tăng 16,27% từ 29.200 đồng/cổ phiếu mở phiên 06/02/2023 lên 33.950 đồng/cổ phiếu kết phiên 10/02/2023.
Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV) có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, xuất khẩu thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản. ANV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2006. Sản phẩm của Công ty đã có mặt trên 100 quốc gia trên thế giới như Nga, EU, Trung quốc, Úc.
Quý IV năm 2022, doanh thu thuần của ANV đạt 1.144 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Nhờ giá vốn hàng bán tăng ít nên lãi gộp đạt 235 tỷ đồng, tăng 15,3% so với quý IV/2021.
Trong kỳ, ANV thu về 36 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ, tuy nhiên chi phí tài chính cũng tăng mạnh từ 38,6 tỷ đồng lên hơn 69 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được cắt giảm, hoạt động khác lãi gần 13 tỷ đồng nên ANV lãi sau thuế 106,5 tỷ đồng, tăng 97% so với quý IV/2021.
Theo giải trình từ phía công ty, mặc dù sản lượng bán và giá bán cá tra đông lạnh giảm nhưng sản lượng và giá bán chả cá tăng.
Luỹ kế cả năm 2022, ANV đạt 4.896 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 40% so với năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt gần 674 tỷ đồng, cao gấp 5,2 lần so với năm 2021.
Cổ phiếu DCL của Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long đã tăng 13,37% từ 24.300 đồng/cổ phiếu mở phiên 06/02/2023 lên 27.550 đồng/cổ phiếu kết phiên 10/02/2023.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (DCL) thành lập năm 1997. Năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu dược phẩm, capsule, các loại dụng cụ, trang thiết bị y tế cho ngành dược, ngành y tế.
Năm 2022, Dược Cửu Long ước đạt doanh thu 1.016 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 140,5 tỷ đồng. Với kết quả này, Dược Cửu Long vượt tương ứng 20% và 5% kế hoạch đặt ra về doanh thu và lợi nhuận năm 2022; tăng trưởng 44% doanh thu, 27% lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước.
Ba mảng kinh doanh cốt lõi góp phần quan trọng trong cơ cấu kết quả kinh doanh của Dược Cửu Long là dược phẩm, viên nang rỗng (capsule) và vật tư thiết bị y tế. Trong số này, Dược Cửu Long hiện là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam sản xuất được capsule. Các nhà máy của Công ty đều được trang bị công nghệ tiên tiến được nhập từ Canada và đang trong tình trạng hoạt động hết công suất.
Trong năm qua, Công ty đã thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn 5 với mức vốn đầu tư 232,5 tỷ đồng, công suất 2,8 tỷ nang/năm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đối với mảng thiết bị y tế, ngoài nhà máy đang có, Công ty đã và đang đầu tư thêm 1 nhà máy vật tư thiết bị y tế với diện tích 10.846,6 m2 tại Vĩnh Long, vốn đầu tư xấp xỉ 15 triệu USD, chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có công suất 35 triệu sản phẩm/tháng, giai đoạn 2 có công suất 20 triệu sản phẩm/tháng.
Ngoài hai nhà máy mới đang chuẩn bị đi vào vận hành nói trên, Dược Cửu Long cũng đang tiếp tục đầu tư Nhà máy Dược phẩm theo tiêu chuẩn EU-GMP tại Long An. Dự án sẽ bao gồm cả trung tâm Nghiên cứu Phát triển (R&D) và sản xuất sản phẩm dược với công suất sản xuất là 1,6 tỷ sản phẩm/năm.
Cổ phiếu PC1 của Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 đã tăng 10,52% từ 23.300 đồng/cổ phiếu mở phiên 06/02/2023 lên 25.750 đồng/cổ phiếu kết phiên 10/02/2023.
Được thành lập vào năm 1963, Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (PC1) là công ty hàng đầu trong xây dựng các nhà máy điện và truyền tải điện. Công ty tham gia trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: (i) Xây dựng và lắp đặt nhà máy điện và đường truyền tải điện (ii) Phát triển các cao ốc thương mại (iii) Sản xuất cấu kiện và thiết bị điện.
Sau 50 năm hoạt động, công ty đã trở thành một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng nhà máy điện và truyền tải điện. Công ty tham gia vào nhiều dự án trọng điểm quốc gia như giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án đường điện 500KV Bắc Nam; dự án đường điện Sơn La - Lai Châu 500KV, trạm biến áp 500KV Phố Nối, đường điện Sơn La - Hòa Bình - Nho Quan 500KV, nhà máy thủy điện Trung Thu.
Quý IV/2022, Tập đoàn PC1 ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 2.339 tỷ đồng, tăng 8% so với quý IV/2021. Trong khi đó, giá vốn chỉ tăng 4% lên 1.830 tỷ đồng; giúp lợi nhuận gộp quý IV/2022 tăng vọt 23% so với quý IV/2021, đạt gần 508 tỷ đồng.
Giải trình từ phía công ty cho biết doanh thu thuần và lợi nhuận gộp quý IV/2022 tăng nhờ doanh thu bán điện trong mảng năng lượng tăng. Đồng thời, trong lĩnh vực tổng thầu xây lắp công trình và thiết bị ngành điện, biên lợi nhuận gộp các công trình thực hiện trong quý IV/2022 được cải thiện so với cùng kỳ năm 2021.
Sau khi trừ các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế trong quý IV/2022 của Tập đoàn PC1 đạt 275 tỷ đồng, tăng gần 48% so với quý IV/2021. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao nhất của công ty kể từ năm 2014 đến nay.
Luỹ kế cả năm 2022, Tập đoàn PC1 ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.333 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 527 tỷ đồng, lần lượt giảm 15% và 31% so với năm 2021. Nếu so với kế hoạch kinh doanh đề ra, Tập đoàn PC1 mới chỉ hoàn thành 76% mục tiêu doanh thu và 80% mục tiêu lợi nhuận năm 2022.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.