Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ở Hải Phòng, nói đến Bí thư thành ủy Lê Văn Thành, người ta dễ dàng thống nhất ở một đặc điểm chung về ông đó là tính nhạy bén, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm và luôn hướng tới mục tiêu vì sự phát triển của thành phố.
Cũng từ những đặc tính đó, ông đã để lại những dấu ấn bằng những quyết sách, đặt ra những mục tiêu tưởng như không tưởng nhưng lại là động lực để cả hệ thống chính trị, cả người dân phải bật dậy, phải tiến về phía trước nếu không muốn bỏ lại phía sau. Cả thành phố như bừng tỉnh sau cơn ngủ triền miên, nhiều năm liền phát triển đì đẹt, những công trình xây dựng kéo dài, dự án treo tới cả thập niên…
Nhiều người làm báo ở Hải Phòng còn nhớ, trước Đại hội 15, không ít quan điểm vẫn cho rằng Hải Phòng vẫn đang trong thời kỳ quá độ, chưa đủ điều kiện bứt phá. Tuy nhiên, khi giữ cương vị Bí thư thành ủy, ông Lê Văn Thành và Đảng bộ Hải Phòng đã tạo ra một bước ngoặt mới cho sự phát triển của thành phố.
Một cán bộ Thành ủy Hải Phòng kể lại, trong một cuộc họp Thành ủy, ông Thành nói, cần phải phát triển thành phố theo hướng phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế của thành phố cảng, phải đẩy mạnh thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững, phải tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn kinh tế lớn, phải kéo họ về để xây dựng Hải Phòng…
Những điều mà ông Thành tâm huyết, nói trên bàn hội nghị dần được cụ thể hóa trong thực tiễn.
Đánh giá về sự phát triển của Hải Phòng, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi còn là Thủ tướng đã nhiều lần khẳng định: “Hải Phòng đã trở thành điểm sáng về tốc độ phát triển của cả nước“.
Một cán bộ gần gũi với Bí thư Lê Văn Thành chia sẻ, để kêu gọi các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế lớn, với cương vị người đứng đầu thành phố, ngoài những ưu đãi theo chính sách của Đảng và Nhà nước, ông Thành luôn dành cho họ những tình cảm đặc biệt chân thành.
Cá nhân tôi cũng không ít lần được nghe những lời có cánh của các doanh nhân dành cho ông. Trong một hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp, nhiều ông chủ của các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đã dành cho người đứng đầu thành phố Hải Phòng những tình cảm đặc biệt trân trọng.
Cũng từ sự trân trọng đó, các tập đoàn lớn đã về với Hải Phòng, các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển trong giai đoạn vừa qua đạt mức cao chưa từng có. Nếu như con số 440 nghìn tỷ đồng đầu tư cho phát triển khi đưa ra Đại hội 15 khiến nhiều người còn hoài nghi (vì trước đó con số này chỉ là 188,355 nghìn tỷ), thì khi tổng kết nhiệm kỳ 5 năm đạt 564,295 nghìn tỷ đồng khiến nhiều người phải kinh ngạc. Quan trọng hơn, đó là cơ cấu vốn này đã được chuyển mạnh theo hướng xã hội hóa. Trong đó, vốn khu vực ngoài nhà nước và FDI đạt 508,150 nghìn tỷ đồng, gấp 3,67 lần so với nhiệm kỳ trước.
Bức tranh kinh tế toàn thành phố thay đổi ngoạn mục với quy mô kinh tế tăng gấp 2,1 lần năm 2015, tiềm lực kinh tế của thành phố được tăng cường với con số tổng thu ngân sách nội địa trong 5 năm 2016-2020 đạt 120,698 nghìn tỷ đồng, gấp 2,65 lần giai đoạn trước đó chỉ ở con số 45,570 nghìn tỷ.
Trong sự phát triển kinh tế chung của thành phố, điều mà người nông dân ở Hải Phòng ghi nhận, đó là sự quan tâm đầu tư cho chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới của Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành.
Ngay sau Đại hội 15, ông tuyên bố với báo chí, năm 2016, thành phố sẽ chi 1000 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Con số đó cũng khiến nhiều người giật mình, tỏ ý nghi ngờ. Bởi lẽ, trước đó số tiền thành phố chi cho chương trình này chỉ đạt khoảng hơn 300 tỷ/năm.
Nhưng đó không phải lời hứa suông. Nguyên là lãnh đạo của nhà máy xi măng Hải Phòng, ông Thành đã chỉ đạo công ty bán chịu xi măng cho thành phố. Bằng cách này, thành phố ứng xi măng, cát, đá, còn người dân bỏ công sức, hiến đất để xây dựng đường làng, ngõ xóm.
Hơn 40 nghìn tỷ đồng từ các nguồn lực khác nhau đã được đổ vào nông thôn để xây dựng nông thôn mới và toàn bộ 139 xã của Hải Phòng đã về đích nông thôn mới, trước 1 năm so với mục tiêu của Đại hội. Năm 2020, thành phố tiếp tục chi 1000 tỷ đồng để triển khai thí điểm mô hình nông thôn kiểu mẫu tại 8 xã thuộc 7 huyện. Năm 2021, thành phố tiếp tục dự kiến chi 2500 tỷ đồng để xây dựng 14 xã nông thôn mới kiểu mẫu…
Có lẽ, những người khó tính nhất cũng phải thừa nhận, bộ mặt nông thôn của Hải Phòng hiện nay đã đổi thay một cách căn bản, hầu hết các xã đã được qui hoạch để việc xây dựng nhà cửa của người dân được sắp xếp một cách bài bản, không còn mạnh ai nấy làm như trước. Nhiều người con đi xa quê lâu lâu mới trở về đã không khỏi ngạc nhiên trước những đổi thay của chính quê hương mình.
Ở nông thôn là vậy, ở đô thị trung tâm thành phố càng khiến nhiều người ngỡ ngàng trước những Vinhomes Imperia, Vinhomes Marina (của Tập đoàn Vingroup) được xây dựng đồng bộ, sang trọng, hiện đại. Thành phố đã bắt đầu có những khách sạn 5 sao đầu tiên đi vào hoạt động.
Nhưng, điều đáng ghi nhận hơn cả hạ tầng giao thông đô thị được đầu tư lớn chưa từng có. Ngoài vốn ngân sách Trung ương làm cho Hải Phòng tuyến ô tô Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, cầu vượt biển Tân Vũ-Lạch Huyện, thành phố cũng đã bỏ ra gần 25 nghìn tỷ đồng (gấp 3 lần giai đoạn trước) để làm hàng chục tuyến đường liên tỉnh, liên huyện và gần 50 cây cầu lớn nhỏ, trong đó đặc biệt là các cây cầu vượt các nút giao thông trước đây thường xuyên gây tai nạn.
Có được nguồn lực này phải ghi nhận tính quyết đoán, dám làm, dám chịu của người đứng đầu thành phố khi quyết định chủ trương thu phí hạ tầng cảng biển.
Còn nhớ, khi Bí thư Lê Văn Thành chỉ đạo thu phí hạ tầng cảng biển, nhiều ý kiến chưa tán thành, thậm chí phản đối gay gắt. Nhiều cơ quan báo chí lên tiếng phản đối, các doanh nghiệp vận tải gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng…
Nhưng cho đến nay, sau khi nhìn thấy những khoản tiền thu được (mỗi năm khoảng 1.500 tỷ đồng) được dùng đầu tư vào hạ tầng giao thông, xóa các điểm đen tai nạn… mới thấy, đó thực sự là chủ trương đúng đắn và bản thân không ít các doanh nghiệp vận tải cũng đã hài lòng khi thấy rằng những đóng góp của họ đã góp phần giúp cho thành phố ngày càng phát triển.
Nhân vô thập toàn, trong hơn 5 năm lãnh đạo thành phố trên cương vị Bí thư, ông Thành đã làm được nhiều việc như đã nói, nhưng cũng còn không ít điều khiến nhiều người chưa thực sự hài lòng. Điều còn gây tranh cãi nhiều nhất về Bí thư Thành, có lẽ là việc sắp xếp bộ máy, hay còn gọi là công tác nhân sự. Việc chọn nhân sự theo ê-kip, nhìn người sắp việc, ưu tiên cán bộ trẻ, sẵn sàng luân chuyển cán bộ khi không đáp ứng yêu cầu công việc khiến dư luận ở Hải Phòng râm ran. Người ủng hộ thì cho là ông phải làm thế mới có bộ máy trơn tru, làm việc theo ê kip sẽ thuận lợi, đảm bảo guồng quay của công việc; người không ủng hộ thì cho là ông độc đoán, chuyên quyền, thiếu sự hài hòa…
Còn với người dân, nhiều người công bằng nhận thấy rằng, với cương vị một Bí thư thành ủy, ông Lê Văn Thành đã làm được những điều mà người dân kỳ vọng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.