Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chương trình truyền hình "The Successors" (Người kế nghiệp) phát trên kênh Channel News Asia mới đây đã thực hiện phóng sự về Tập đoàn Tân Hiệp Phát trong đó, bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát, con gái ông Trần Quý Thanh, được gọi tên là "người kế nghiệp" của tập đoàn này.
Theo Channel News Asia, Trần Uyên Phương là người thừa kế Tân Hiệp Phát - công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực đồ uống. Doanh thu hằng năm hiện nay của công ty này là 500 triệu USD. Cha của bà Trần Uyên Phương - ông Trần Quí Thanh, đã đặt mục tiêu cho người kế nghiệp của mình doanh thu 3 tỷ USD trong 10 năm nữa, tăng gấp 6 lần doanh thu hiện tại.
Phát biểu trên Channel News Asia, bà Trần Uyên Phương nhận định nhà máy có dây chuyền Aseptic đầu tiên ở Đông Nam Á và Việt Nam do Tân Hiệp Phát xây dựng được xem là một "đỉnh cao".
"Cha tôi dự định xây dựng các nhà máy để nâng công suất sản xuất từ 100.000 chai đến hàng triệu chai/ngày, trong khi giới marketing cho rằng chúng tôi chỉ có thể bán từ 10.000 đến 100.000 chai/ngày là tối đa", bà Phương nói.
Bà Phương cũng nói thêm: "Trong 15 năm qua, nhu cầu tiêu thụ đồ uống tại thị trường Việt Nam tăng trưởng rất mạnh. Với mục tiêu trước mắt tăng quy mô doanh thu lên 1 tỷ USD, việc xây dựng các nhà máy có năng lực sản xuất lớn là rất quan trọng trong kế hoạch của công ty".
Phát biểu trên Channel News Asia, ông Trần Quí Thanh cho rằng: "Chúng ta phải có giác quan thứ 6 về mặt kinh doanh để có thể nhận dạng được cơ hội". Ông cũng cho biết: "Mục tiêu đặt ra một thế hệ không thể làm nổi. Chúng tôi phải tiếp tục chuyển giao sứ mạng và tầm nhìn cho thế hệ kế tiếp để đạt được doanh số 3 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, vào khoảng năm 2027".
Dù rất hiếm khi xuất hiện chủ động trước truyền thông trong nước nhưng Tân Hiệp Phát và cá nhân bà Uyên Phương nhận được sự "quan tâm" đặc biệt của giới truyền thông quốc tế.
Trước đây, kênh truyền hình Mỹ CNBC (chuyên về thông tin kinh tế và thị trường tài chính của Mỹ) và kênh tài chính hàng đầu thế giới Financial Times cũng đã có bài phỏng vấn và phóng sự về Tân Hiệp Phát và ông Trần Quí Thanh cùng sự xuất hiện của bà Trần Uyên Phương.
Trả lời phỏng vấn CNBC, nói về ý định trong tương lai giao quyền điều hành doanh nghiệp cho cô con gái Trần Uyên Phương, ông Trần Quý Thanh cho biết: "Kế thừa công việc kinh doanh không phải là một món lợi, đó là một trách nhiệm".
"Tôi phải chọn đúng người sẽ trở thành CEO của công ty và trao lại trọng trách này cho người có năng lực. Tôi hy vọng rằng các con tôi sẽ làm việc cật lực để đạt được điều đó, thay vì mặc nhiên cho rằng chúng sẽ được trao cho một vị trí. Bởi vì kế thừa một doanh nghiệp không phải là một đặc lợi, mà là một trọng trách", trả lời CNBC ông chủ Tân Hiệp Phát cho biết.
Hiện hai trong số ba người con của ông Thanh đang làm việc tại Tân Hiệp Phát. Con gái lớn Trần Uyên Phương phụ trách marketing, và con gái thứ Trần Ngọc Bích phụ trách hành chính, nhân sự.
Trên CNBC, ông Trần Quí Thanh cho hay: "Các con của tôi trước hết đều là những người lao động thực sự, lao động cật lực và sáng tạo không ngừng. Chúng đều cùng với tôi làm việc không dưới 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Quan trọng là chúng có cùng chung niềm đam mê, khao khát muốn phát triển Tân Hiệp Phát với tôi. Tuy nhiên họ tuổi còn trẻ, thiếu tự tin và sợ rủi ro, tôi cần sự liều lĩnh hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, quyết đoán hơn nữa. Đó là cách tốt nhất để học hỏi và để đưa doanh nghiệp đến một tầm cao mới".
Bà Trần Uyên Phương thì nói rằng: "Ba tôi chưa bao giờ nói rằng ông muốn tôi làm việc cho THP. Nhưng ông chia sẻ với tôi nhiều câu chuyện về cuộc đời ông về triết lý sống, triết lý kinh doanh. Chính xác mà nói, tôi là người chọn lựa sẽ ở lại và gia nhập THP".
Bà Trần Uyên Phương sinh năm 1981, hiện đang nắm giữ cương vị Phó Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát. Năm 19 tuổi, bà Phương bắt đầu chương trình đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Singapore.
Tốt nghiệp đại học năm 24 tuổi, Trần Uyên Phương trở về Việt Nam và góp sức cho công việc kinh doanh của gia đình. Bà phải trải qua hơn một năm nghiên cứu văn hóa kinh doanh, làm việc của công ty cũng như văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam từ vị trí nhân viên. Sau đó, bà đã được tín nhiệm trở thành Giám đốc Dự án của dòng sản phẩm Number 1, đưa nhãn hàng này trở thành thương hiệu chủ lực của Tập đoàn Tân Hiệp Phát vào thời điểm 2005.
Năm 2006 và 2008 là cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của bà khi công ty lần lượt tung ra thị trường sản phẩm Trà Xanh Không Độ và Trà thảo mộc Dr.Thanh. Cũng trong năm 2008, Uyên Phương chính thức đảm đương kiêm nhiệm là giám đốc công ty Bao bì xanh Thái Bình Dương với vai trò là Giám đốc điều hành.
Trong vài năm qua, có khá nhiều chủ doanh nghiệp tiến hành các bước "chuyển giao quyền lực" cho những người con của mình – trong đó chiếm hơn một nửa là các ái nữ trẻ tuổi. Các hình thức chuyển giao bao gồm chuyển giao tài sản (chuyển nhượng cổ phiếu số lượng lớn), bổ nhiệm tham gia bộ máy quản lý – điều hành hoặc thậm chí là giao hẳn quyền điều hành doanh nghiệp khi người chủ lui vào hậu trường…
Có thể kể ra hàng loạt cái tên "đình đám" như: Lê Thu Thuỷ - con gái bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Seabank, giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng này; Nguyễn Ngọc Mỹ - con gái ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam, Trần Phương Ngọc Giao - con gái bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Với nhiều người "ngoài cuộc", việc những cô gái trẻ đó khởi nghiệp từ những "bệ phóng hoành tráng" như vậy được coi là điều may mắn. Thành công nếu có đến với họ thì cũng là điều đương nhiên và hẳn rất dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Phần lớn những "ái nữ" sinh ra trong nhung lụa, vật chất đầy đủ ấy đều đã phải trải qua một quá trình học tập, phấn đấu miệt mài. Ngay cả khi đã được "giao ghế" thì họ cũng phải chấp nhận sự khốc liệt của thương trường.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.