Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
“Chiếu theo các quy định hiện nay, giao dịch lan var tự do như vừa qua không sai nhưng theo luật Trồng trọt mới ban hành và phải chờ đến 1/1/2023, chủ cơ sở kinh doanh giống cây trồng phải có đăng ký với các Sở NN-PTNT các địa phương mới được phép buôn bán, kinh doanh và tất cả các giống cây trồng muốn sản xuất, kinh doanh, buôn bán thì chủ các cơ sở phải nộp hồ sơ về Cục Trồng trọt thẩm tra, sau đó mới cho phép chủ cơ sở kinh doanh tự công bố và tự chịu trách nhiệm về giống đã công bố”, ông Cường nói.
PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả - một trong những chuyên gia hàng đầu trong nghiên cứu và phát triển hoa lan, cho rằng những phi vụ giao dịch hoa lan đột biến trị giá hàng chục tỷ đồng vừa qua, chưa được kiểm chứng, nên không biết có thật hay không.
Tuy nhiên, hiệu ứng của nó đã làm nhiễu loạn thông tin cũng như dư luận trong xã hội. Nếu chỉ nhìn qua những hình ảnh hoa lan đột biến đã thấy trên mạng trong các giao dịch hoa lan thì chưa chắc đã là lan đột biến từ sự “biến dị đột biến” mà còn có thể là do “biến dị tái tổ hợp” tức là do quá trình thụ phấn (do con người hoặc do côn trùng, gió) tạo ra những hạt lan lai.
Từ đó tạo ra những cây lan mới, khác với đặc tính của cây bố mẹ, khác màu hoa của cây bố mẹ. Trong một số cây mà mọi người thường gọi “đột biến”, có thể có cả những cây thường biến (biến dị không di truyền) tức là cây chỉ khác biệt với cây gốc (hoặc cây mẹ) ở một số thời gian và môi trường nhất định. Sau đó nó sẽ trở về trạng thái, tính trạng ban đầu. Điều này lý giải tại sao một số cây ban đầu có màu hoa này, sau lại chuyển sang màu hoa khác, ông Đông cho biết.
Công an, thuế cần phải vào cuộc PGS.TS Đặng Văn Đông cho rằng: “Các cơ quan khoa học cũng đã lên tiếng, cảnh báo nhiều, vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước như công an, thuế cần phải vào cuộc quyết liệt để làm rõ sự thật của các giao dịch này, tránh để xảy ra tình trạng nhiễu loạn thông tin như hiện nay”. |
Phân tích ở góc độ khoa học, PGS.TS Đặng Văn Đông cho biết cây lan có thể nhân giống bằng hạt (hữu tính) và bằng giâm cành (vô tính). Nếu lan nhân giống bằng hữu tính (lấy phấn do cây tự thụ, côn trùng thụ, con người thụ…) thì hạt phấn sẽ bị phân ly, tức là cây con sẽ không còn giữ được đặc tính của cây mẹ nữa, do vậy phải nhân giống bằng vô tính mới giữ được đặc tính của cây mẹ.
Nhân bằng vô tính cũng có 2 cách, đó là giâm cành bằng kie (các đốt thân) và nhân giống bằng invitro (nuôi cấy mô). Nếu nhân bằng kie ngoài vườn ươm hệ số nhân giống thấp, cây thường bị sâu bệnh hại, còn nhân bằng invitro cây khỏe, hệ số nhân giống cao, sức sống cây con và cây sau này sẽ rất tốt nhưng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trang thiết bị nhiều, hiện đại.
Nhưng đặc điểm của thực vật nói chung và cây hoa lan nói riêng, đó là tính toàn năng, tức là từ 1 mô (thậm chí 1 tế bào) có thể phát triển thành 1 cây hoàn chỉnh, cây con hoàn toàn giữ nguyên đặc tính di truyền của cây mẹ. “Tôi xin khẳng định việc nhân giống bằng invitro không làm thay đổi đặc tính của cây con so với cây mẹ ban đầu, cây con được nhân từ 1 đoạn cành hoặc 1 mô của cây mẹ, có thể cho ra hàng vạn cây con giữ nguyên hoàn toàn đặc tính của cây mẹ, chỉ trừ trường hợp cây mẹ đang ở trạng thái “thường biến” nên có sự hiểu nhầm”, ông Đông nói.
PGS.TS Đặng Văn Đông khẳng định vấn đề về khoa học thì không có gì phải bàn cãi, nhiều cơ sở có thể nhân nuôi được những cây lan đột biến này với những tính trạng được giữ nguyên như cây mẹ.
“Có thể là do những người có cây cứ nghĩ cây con nhân ra sẽ bị thay đổi đặc tính, nên không muốn dùng phương pháp invitro, cũng có thể họ suy nghĩ cái gì hiếm thì sẽ đắt, nếu nhân bằng phương pháp invitro, thì khi nhân nhiều rồi, sẽ mất đi giá trị quý và hiếm, nên họ không áp dụng phương pháp này”, ông Đông nhận định.
Qua nhiều tài khoản trên mạng xã hội, mỗi cây lan đột biến được giao dịch hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng chục tỷ đồng thì những loài hoa này có thực sự quý hiếm, xứng đáng với giá trị cao như thế?
Chúng tôi đặt vấn đề này với ông Nguyễn Hữu Vạn, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, ông bày tỏ: “Giao dịch cây cảnh nói chung tôi cũng chưa bao giờ chứng kiến một giao dịch nhiều tiền như thế, số tiền lên tới hàng tỷ, hàng chục tỷ đồng”.
Nói về những giao dịch hoa lan đột biến tiền tỷ lan truyền vừa qua, ông Vạn cho rằng, hiện chưa rõ những giao dịch này có thật hay không khi chưa được cơ quan công an, thuế xác minh. Hoa lan có đẹp, quý hiếm nhưng chỉ có giá trị về mặt sinh vật cảnh và “chỉ để ngắm thôi” thì rất khó tin nhiều người dù đam mê hoa đến mấy cũng không dễ dàng bỏ ra hàng tỷ, hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng như ở Quảng Ninh vừa qua để mua lan đột biến.
Theo ông Vạn, trên thế giới hay ở Việt Nam từ trước nay cũng không có công thức chuẩn nào để định giá hoa, cây cảnh, bởi đây là những sản phẩm đặc thù, không phải là sản phẩm công nghiệp.
Mọi giao dịch hoa lan, cây cảnh chủ yếu theo phương thức “thuận mua vừa bán”. “Thế giới nhiều nơi người ta cũng chơi các dòng lan đột biến nhưng để giao dịch với giá đắt đỏ, gây sốc như vừa qua thì thế giới cũng chưa từng có”, ông Vạn nói.
Cũng theo ông Vạn, từ tháng 8/2020 khi nắm bắt trên các diễn đàn mạng xã hội có những giao dịch hoa lan đột biến giá trị tiền tỷ, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã ra văn bản cảnh báo. Bởi các giao dịch này không được kiểm chứng, gây hoang mang trong dư luận cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ, mầm mống tội phạm.
Cùng quan điểm, PGS.TS Đặng Văn Đông cho rằng đối với “lan phi điệp đột biến” mới có giá trị về mặt sinh vật cảnh, chưa có công trình khoa học nào công bố tác dụng làm dược liệu hoặc công dụng khác. Còn xét về “cái đẹp” thì đây chỉ tiêu định tính còn phụ thuộc vào con mắt, vào sự cảm nhận và tâm trạng của mỗi người…
Cũng theo PGS.TS Đặng Văn Đông, các giao dịch “hoa lan đột biến” được công bố với số tiền “khủng” mấu chốt chỉ là phục vụ cho một số người kinh doanh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.