Công bố danh sách sơ bộ 197 ứng viên đại biểu Quốc hội ở các cơ quan Trung ương

PV - 18/03/2016 14:38 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 17/3, Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, lập danh sách sơ bộ 197 ứng cử viên ở trung ương.

Theo kết quả được hội nghị hiệp thương biểu quyết, danh sách 197 ứng cử viên khối các cơ quan trung ương được chia thành các khối, bao gồm 17 ủy viên Bộ Chính trị. Hai ủy viên Bộ Chính trị còn lại là ông Hoàng Trung Hải, ông Đinh La Thăng đều ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương (Hà Nội, TP.HCM).

Kết quả hiệp thương lần thứ hai ở nhiều địa phương khác cho thấy Quốc hội khóa XIV có khả năng sẽ đạt kỷ lục về số lượng ủy viên T.Ư Đảng tham gia ứng cử, ước 96 người.

* Khối các cơ quan Đảng (12 ứng cử viên):

Trong đó có 7 ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Văn Bình (thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN); Phạm Minh Chính (trưởng Ban Tổ chức T.Ư); Đinh Thế Huynh (thường trực Ban Bí thư); Trương Thị Mai (trưởng Ban Dân vận T.Ư); Võ Văn Thưởng (trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư); Nguyễn Phú Trọng (tổng bí thư) và Trần Quốc Vượng (chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư).

Đến nay tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình chưa được phân công, trong khi tân Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Vương Đình Huệ đã được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội ở khối Chính phủ.

* Khối cơ quan Chủ tịch nước, tư pháp (5):

Đó là các ông, bà: Nguyễn Hòa Bình (bí thư T.Ư Đảng, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao); Trần Đại Quang (ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng Bộ Công an); Đặng Thị Ngọc Thịnh (phó chánh Văn phòng T.Ư Đảng); Lê Minh Trí (phó trưởng Ban Nội chính T.Ư); Đào Việt Trung (chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, tái cử).

Ông Trần Đại Quang đã được T.Ư thống nhất giới thiệu ứng cử chức danh chủ tịch nước. Trong khi đó, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan không tái cử và Ủy viên Bộ Chính trị - Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội ở khối Chính phủ.

* Khối Chính phủ 
và cơ quan thuộc 
Chính phủ (17):

4/17 ứng cử viên là ủy viên Bộ Chính trị, 13 người còn lại đều là ủy viên T.Ư.

Đó là các ông: Trần Tuấn Anh (thứ trưởng Bộ Công thương); Phan Thanh Bình (giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM); Trương Hòa Bình (chánh án TAND tối cao); Đỗ Văn Chiến (phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc); Nguyễn Xuân Cường (thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn); Đào Ngọc Dung (bí thư Đảng ủy khối các cơ quan T.Ư); Đinh Tiến Dũng (bộ trưởng Bộ Tài chính); Nguyễn Chí Dũng (thứ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư); Trần Hồng Hà (thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường); Vương Đình Huệ (trưởng Ban Kinh tế T.Ư); Lê Thành Long (thứ trưởng Bộ Tư pháp); Phạm Bình Minh (phó thủ tướng, bộ trưởng Bộ Ngoại giao); Trương Quang Nghĩa (phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư); Phùng Xuân Nhạ (giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội); Nguyễn Xuân Phúc (phó thủ tướng); Lê Vĩnh Tân (thứ trưởng Bộ Nội vụ); Nguyễn Ngọc Thiện (thứ trưởng Bộ Văn 
hóa - thể thao và du lịch).

Danh sách trên cho thấy có 8 thứ trưởng, đều ở những bộ có bộ trưởng đến tuổi hưu hoặc chuyển công tác. Ba gương mặt đáng chú ý khác là các ông Phùng Xuân Nhạ, Đào Ngọc Dung, Trương Quang Nghĩa.

Trong khi đó, các bộ như Giáo dục - đào tạo, Lao động - thương binh và xã hội, Giao thông vận tải hiện không có thứ trưởng là ủy viên T.Ư và bộ trưởng bộ này thường được cơ cấu giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

Đối với 4 ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Xuân Phúc đã được T.Ư nhất trí giới thiệu ứng cử chức danh thủ tướng, ông Phạm Bình Minh tái ứng cử.

Còn lại hai ông Vương Đình Huệ, Trương Hòa Bình đến nay chưa được phân công vị trí mới. Trong khi khối này sẽ "khuyết" 3 vị trí phó thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Hoàng Trung Hải (đã làm bí thư Thành ủy Hà Nội) và ông Vũ Văn Ninh (tới tuổi hưu).

"Dự kiến còn một bộ trưởng được giới thiệu lên phó thủ tướng và vị trí này không nhất thiết ứng cử đại biểu Quốc hội" - nguồn tin Tuổi Trẻ cho biết.

* Khối Quốc hội (113):

Trong số 113 ứng cử viên của khối này có 2 ủy viên Bộ Chính trị và 16 ủy viên T.Ư Đảng (tương ứng số lượng 18 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

18 ứng cử viên nêu trên gồm các ông, bà: Nguyễn Thúy Anh (phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội); Hà Ngọc Chiến (phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc); Phan Xuân Dũng (chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường); Nguyễn Khắc Định (phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ); Nguyễn Văn Giàu (chủ nhiệm Ủy ban kinh tế); Nguyễn Đức Hải (phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra T.Ư); Nguyễn Thanh Hải (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng); Phùng Quốc Hiển (chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách); Uông Chu Lưu (phó chủ tịch Quốc hội); Lê Thị Nga (phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp); Nguyễn Thị Kim Ngân (ủy viên Bộ Chính trị, phó chủ tịch Quốc hội); Nguyễn Hạnh Phúc (tổng thư ký Quốc hội, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội); Tòng Thị Phóng (ủy viên Bộ Chính trị, phó chủ tịch Quốc hội); Bùi Thanh Sơn (thứ trưởng Bộ Ngoại giao); Lê Thị Thủy (phó tổng Thanh tra Chính phủ); Trần Văn Túy (phó trưởng Ban Công tác đại biểu kiêm phó trưởng Ban Tổ chức T.Ư); Đỗ Bá Tỵ (đại tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng QĐND VN); Võ Trọng Việt (thượng tướng, thứ 
trưởng Bộ Quốc phòng).

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã được T.Ư nhất trí giới thiệu ứng cử chức danh chủ tịch Quốc hội. Hai phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu tái ứng cử.

Như vậy vị trí phó chủ tịch Quốc hội cần bổ sung hai người thay thế bà Nguyễn Thị Kim Ngân (phụ trách lĩnh vực tài chính, kinh tế, ngân sách) và ông Huỳnh Ngọc Sơn nghỉ hưu (quốc phòng - an ninh). Hai mảng này trong danh sách trên có gương mặt sáng giá là ông Phùng 
Quốc Hiển và Đỗ Bá Tỵ.

Danh sách trên còn cho thấy nhiều gương mặt từ các cơ quan khác sẽ ứng cử để giữ các trọng trách trong các cơ quan của Quốc hội như bà Lê Thị Thủy, các ông Võ Trọng Việt, Nguyễn Khắc Định, Bùi Thanh Sơn.

Trong khi Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng đều không tái cử.

Riêng trường hợp ông Nguyễn Đức Hải (trình độ thạc sĩ tài chính - kế toán) có thể được bổ sung vị trí lãnh đạo Ủy ban Tài chính - ngân sách.

* Khối Ủy ban trung ương MTTQ VN và các tổ chức thành viên (31):

Trong đó có ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân tái ứng cử cùng với các phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn, Vũ Trọng Kim.

Ngoài ra còn có một số ứng cử viên là ủy viên T.Ư như: Nguyễn Thị Thu Hà (phó chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ VN), Lê Quốc Phong (ủy viên dự khuyết T.Ư, bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), Lại Xuân Môn (phó chủ tịch thường trực Hội Nông dân VN).

Một ủy viên T.Ư từ cơ quan khác cũng được giới thiệu ở khối này là ông Bùi Văn Cường (bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp T.Ư). Trong khi Chủ tịch Liên đoàn Lao động VN Đặng Ngọc Tùng không 
tái ứng cử.

* Bộ Quốc phòng (15):

Trong đó có ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN, đại tướng Ngô Xuân Lịch.

* Bộ Công an (3):

Trong đó có Ủy viên Bộ Chính trị, thứ trưởng Bộ Công an, thượng tướng Tô Lâm.

* Kiểm toán Nhà nước (1):

Ông Hồ Đức Phớc, bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UB Thường vụ Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UB Thường vụ Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

(VNF) - Công ty thẻ tín dụng Hàn Quốc Lotte Card vừa hoàn tất đợt tăng vốn trị giá hơn 1.726 tỷ đồng (khoảng 68 triệu USD) cho pháp nhân tại Việt Nam là Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE FINANCE). Đây là lần tăng vốn lớn nhất kể từ khi công ty bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2018.

Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền

Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền

(VNF) - Bán ngân hàng thương mại nhà nước đang tích cực chuẩn bị cho việc bán vàng miếng SJC từ ngày 3/6, không đặt mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế. Giá bán theo giá nhà nước và được công khai trên website 4 ngân hàng.

Điều tra dấu hiệu phạm tội tại 7 lô đất ‘vàng’ của Công ty Lương thực Đà Nẵng

Điều tra dấu hiệu phạm tội tại 7 lô đất ‘vàng’ của Công ty Lương thực Đà Nẵng

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP. Đà Nẵng đang thụ lý, giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đối với 7 lô đất “vàng” tại Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng.

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

(VNF) - Giá xăng ngày 30/5 giảm theo xu hướng thế giới tuần qua, mức giảm dao động từ 518 đồng đến 694 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít.

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam vừa vướng phải 'tai tiếng' về việc có dấu hiệu gian lận khi cung cấp tài liệu tham dự thầu tại Gói thầu số 3 do Cục Đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư.

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

(VNF) - KIDO lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 800 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với mức thực hiện năm 2023.

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

(VNF) - Theo những người trong ngành, Huawei Technologies đã nổi lên như một nhà cung cấp chip trí tuệ nhân tạo (AI) chính ở Trung Quốc sau khi Mỹ tung các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với bộ xử lý tiên tiến của Nvidia.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.