Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo đó, Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Gelex được cấp mã chứng khoán GEE. Số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch là 300 đơn vị, tương đương mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng.
Được biết, GEE tiền thân là Công ty TNHH MTV Thiết bị điện do Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) thành lập vào năm 2016 với mục đích sản xuất kinh doanh các thiết bị đo điện.
Năm 2018, Gelex thực hiện tái cấu trúc toàn bộ công ty, bao gồm việc đổi tên cho GEE khi ấy thành Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex, với vai trò là công ty nắm giữ và quản lý vốn của Gelex tại các công ty sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị điện.
GEE đã có 2 lần tăng vốn lên mức 3.000 tỷ đồng như hiện tại kể từ khi thành lập. Cổ đông lớn của GEE bao gồm 2 đơn vị là Gelex, nắm giữ 80% vốn (tương đương gần 240 triệu cổ phần) với vai trò công ty mẹ và Công ty Cổ phần Máy tính – Truyền thông – Điều khiển 3C nắm giữ 5,5% vốn (tương đương 16,5 triệu cổ phần).
Tính đến cuối năm 2021, GEE trực tiếp sở hữu 7 công ty con bao gồm Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi), Công ty Cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội (HEM), Công ty Cổ phần Thiết bị Điện (Thibidi), Công ty Cổ phần Thiết bị Đo điện EMIC, Công ty Dây đồng Việt Nam CFT, Công ty TNHH Phát điện Gelex và Công ty Cổ p hần Năng lượng Gelex Quảng Trị.
Ngoài ra, GEE còn sở hữu gián tiếp 7 công ty con khác và sở hữu 3 công ty liên doanh, liên kết.
Được biết, Chủ tịch HĐQT của GEE là ông Nguyễn Văn Tuấn, hiện đang nắm giữ nhiều chức cấp cao như thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch HĐQT tại các công ty như Gelex, Tổng công ty Viglacera, Thibidi,…
GEE hoạt động với vai trò là công ty mẹ, nắm giữ và quản lý phần vốn góp tại các công ty con trực tiếp hoạt động trong ngành sản xuất thiết bị điện và phát điện. Sản xuất và cung cấp thiết bị là lĩnh vực chính của GEE với các sản phẩm chính bao gồm dây và cáp điện, máy biến áp, động cơ điện, thiết bị đo điện, dây đồng.
Công ty này là chủ đầu tư khá nhiều dự án năng lượng sạch với tổng công suất trên 200MW, chẳng hạn như thủy điện sông Bung 4A (49MW), nhà máy điện mặt trời Gelex Ninh Thuận (50MW), cụm nhà máy điện gió Gelex 1,2,3... Về dài hạn, doanh nghiệp định hướng đầu tư vào nguồn phát điện, mục tiêu sở hữu các nhà máy phát điện với tổng công suất 500MW vào năm 2025.
Về tình hình kinh doanh 2 năm gần đây nhất, doanh thu thuần năm 2020 và 2021 đều ghi nhận trên 2.800 tỷ đồng. Lợi nhuấn sau thuế năm 2021 đạt hơn 376 tỷ đồng, tăng 97% so với mức gần 191 tỷ đồng đạt được trong năm 2020.
Tổng tài sản tính đến cuối năm 2021 là hơn 23.123 tỷ đồng, tăng 60,6% so với đầu năm. Hàng tồn kho chiếm 29% tổng tài sản, đạt hơn 6.780 tỷ đồng, gấp 2,2 lần thời điểm đầu năm.
Tổng nợ phải trả của GEE đạt giá trị hơn 17.136 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2021, tăng 59%. Trong đó tổng nợ vay dài hạn và ngắn hạn chiếm 67%, đạt hơn 11.482 tỷ đồng.
Năm 2022, GEE lên kế hoạch doanh thu tăng nhẹ 3,7%, đạt 19.410 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 132% lên mức 1.520 tỷ đồng. GEE cũng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10% từ 3.000 tỷ đồng lên 3.300 tỷ đồng.
Về kế hoạch cổ tức, GEE dự kiến chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.