'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trước khi vướng vào vòng lao lý, bà Dương Thị Bạch Diệp là một trong những đại gia bất động sản có tiếng tại TP. HCM. Nữ doanh nhân gốc Bình Định là người đại diện theo pháp luật của 4 công ty, bao gồm Công ty TNHH bất động sản Diệp Bạch Dương, Công ty TNHH Nam Nam Phương, Công ty TNHH bất động sản Châu Sơn, Công ty TNHH Bất động sản Nam Đông Dương.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2019 (trước thời điểm bà Dương Thị Bạch Diệp bị khởi tố), 2 công ty Châu Sơn và Nam Đông Dương đã ngừng hoạt động, còn lại Diệp Bạch Dương và Nam Nam Phương.
Trong đó, Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương được thành lập vào tháng 4/2002, có trụ sở chính tại phường 6, quận 3, TP. HCM. Bên cạnh ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, doanh nghiệp đăng ký thêm hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; bán buôn thực phẩm; mua bán ôtô; đào tạo nghề.
Công ty có vốn điều lệ hơn 905,6 tỷ đồng, trong đó bà Diệp góp 57,54% vốn, tương đương 521 tỷ đồng; phần còn lại do bà Nguyễn Thị Châu Hà (con gái bà Diệp) đang định cư tại Australia sở hữu.
Giai đoạn 2016-2019, số liệu tài chính của Bất động sản Diệp Bạch Dương diễn biến bất thường. Hai chỉ số doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của doanh nghiệp bằng nhau trong năm 2016 và 2018, đều hơn 13 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với biên lợi nhuận gộp trong hai năm này lên tới 100% (mức tối đa) vì giá vốn hàng bán bằng 0.
Công ty báo lãi năm 2016 và năm 2018 lần lượt là 10 tỷ đồng và 11 tỷ. Đáng chú ý, trong năm 2018, doanh nghiệp của nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp bị “bêu tên” trong danh sách nợ thuế của Cục Thuế TP. HCM đến hai lần, một vào tháng 5 (nợ 33,9 tỷ đồng) và lần khác vào tháng 10 (nợ 35,5 tỷ đồng).
Xen giữa đó, năm 2017, nguồn thu của Diệp Bạch Dương đạt 762 tỷ đồng, gấp hơn 55 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tương ứng là 348 tỷ đồng, lãi sau thuế 341 tỷ đồng.
Trong năm 2019 (thời điểm bà Dương Thị Bạch Diệp bị khởi tố), Bất động sản Diệp Bạch Dương không ghi nhận doanh thu. Công ty lỗ 271 triệu đồng sau thuế.
Cũng trong năm này, doanh nghiệp tiếp tục bị Cục Thuế TP. HCM “bêu tên” với khoản nợ lên tới 36,7 tỷ đồng.
Cuối năm 2019, quy mô tổng tài sản của Bất động sản Diệp Bạch Dương đạt 2.637 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu âm 497 tỷ đồng. Lỗ lũy kế của doanh nghiệp đã vượt quá vốn điều lệ.
Trong khi đó, Công ty TNHH Nam Nam Phương được thành lập từ năm 2004, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại lầu 1, số 28 Lê Văn Hưu, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM. Bà Diệp đảm nhiệm vị trí Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty này từ tháng 10/2016.
Giai đoạn 2016-2019, doanh nghiệp này không ghi nhận doanh thu và đều lỗ nhẹ. Tại thời điểm ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Nam Nam Phương là 74 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 54 tỷ đồng, chiếm 73%.
Bà Dương Thị Bạch Diệp từng cho biết thông qua các công ty của mình, bà sở hữu 6 lô đất vàng tại TP. HCM bao gồm 4 dự án ở trung tâm quận 1, và 2 dự án ở trung tâm quận 3. Trong đó, khu đất 1.100 m2 trên đường Lê Văn Hưu (quận) 1 được sử dụng làm công ty, nơi ở và có thời gian dùng làm nhà hàng do chính bà Diệp điều hành.
Một số dự án bất động sản giá trị cũng thuộc sở hữu của bà Diệp bao gồm dự án khách sạn Diep Bach Duong’s Senla Boutique (Senla Boutique); dự án khách sạn, trung tâm hội nghị 179Bis Hai Bà Trưng (quận 3); 7 mặt bằng tại 31 Lê Duẩn (quận 1)... Bà Diệp cũng là đại diện sở hữu khu đất 185 Hai Bà Trưng, nhưng sau đó đã mang thế chấp tại Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập vào Sacombank).
Cuối năm 2014, tổng tài sản trên giấy tờ của bà Diệp đạt gần 10.000 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu chính của các công ty chủ yếu đến từ tiền cho thuê nhà và một phần tiền của cá nhân, con cái cho công ty mượn vốn để hoạt động.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.