Công ty đầu tư tài chính Nhà nước TP. HCM thu hàng nghìn tỷ từ xổ số

Quang Thắng - 01/06/2021 07:32 (GMT+7)

Xổ số là hoạt động mang về nhiều tiền nhất cho HFIC hàng năm khi chiếm trên 80% doanh thu hợp nhất. Năm 2020, hoạt động này mang về cho công ty gần 8.500 tỷ đồng.

VNF
(Ảnh minh họa)

Xổ số là hoạt động mang về nhiều tiền nhất cho HFIC hàng năm khi chiếm trên 80% doanh thu hợp nhất. Năm 2020, hoạt động này mang về cho công ty gần 8.500 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 của Công ty đầu tư tài chính Nhà nước TP. HCM (HFIC) cho biết doanh nghiệp này vừa trải qua một năm kinh doanh không ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn thu về hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh.

Theo lãnh đạo công ty, lý do chính khiến hoạt động kinh doanh đi lùi trong năm vừa qua do HFIC và các doanh nghiệp thành viên đều chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong năm 2020.

Cụ thể, năm vừa qua, HFIC ghi nhận 9.934 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, giảm 2% so với năm liền trước đó. Trong đó, phần lớn doanh thu của công ty đến từ hoạt động kinh doanh xổ số truyền thống, thông qua công ty con – Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết TP. HCM (HFIC nắm 100% vốn).

Xổ số Kiến thiết TP. HCM là doanh nghiệp lớn nhất trong nhóm công ty thành viên của HFIC. Ảnh: Zen Nguyễn.

Thu lớn từ xổ số

Năm vừa qua, hoạt động bán vé số mang về cho HFIC gần 8.500 tỷ đồng doanh thu. Trong những năm trước, xổ số cũng luôn là lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất của công ty khi đóng góp đều đặn trên 80% doanh thu hợp nhất mỗi năm.

Ngoài Xổ số Kiến thiết TP. HCM, HFIC còn nắm 100% vốn tại Công ty TNHH MTV Quản lý Kinh doanh nhà TP. HCM (quản lý cho thuê nhà) và 51% vốn tại Công ty Cổ phần Chiếu sáng Công cộng TP. HCM (duy tu hệ thống chiếu sáng).

Đây cũng là hai mảng kinh doanh mang về hàng trăm tỷ đồng doanh thu mỗi năm cho HFIC. Trong đó, mảng kinh doanh bất động sản mang về 593 tỷ đồng năm vừa qua và duy tu và xây lắp công trình đóng góp 437 tỷ đồng. Ngoài ra, hoạt động cho vay của HFIC cũng đóng góp 235 tỷ đồng vào doanh thu hợp nhất năm 2020.

Trong năm, biên lãi gộp của HFIC sụt giảm do giá vốn giảm thấp hơn mức giảm doanh thu, lợi nhuận gộp công ty từ đó cũng giảm gần 9%, đạt 1.844 tỷ đồng.

Cùng với một số nguồn thu khác, HFIC ghi nhận tổng cộng 1.881 tỷ đồng lợi nhuận kế toán trước thuế năm vừa qua, giảm gần 5% so với năm liền trước. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm tương ứng, đạt 1.594 tỷ đồng.

Đáng chú ý, đóng góp vào số lợi nhuận nghìn tỷ năm vừa qua của HFIC, ngoài xổ số còn có phần lợi nhuận lớn đến từ đầu tư chứng khoán.

Khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác năm qua mang về cho HFIC 413 tỷ. Trong đó, 240 tỷ đồng là lợi nhuận được chia và 173 tỷ đồng đến từ việc bán hơn 14,5 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. HCM - HSC (HCM).

Theo lãnh đạo HFIC, năm 2020, công ty đã đăng ký chuyển nhượng 25 triệu cổ phiếu HCM nhưng mới bán được 14,5 triệu đơn vị kể trên. Số cổ phiếu còn lại chưa bán được là gần 10,5 triệu đơn vị sẽ được công ty chuyển nhượng nốt trong năm 2021. Với thị giá hiện nay khoảng 39.250 đồng/cổ phiếu (cuối ngày 31/5), lô cổ phiếu HCM do HFIC nắm giữ có giá trị khoảng 411 tỷ đồng.

Nắm hàng nghìn tỷ đồng tiền cổ phiếu

Theo kế hoạch kinh doanh năm nay, HFIC kỳ vọng tổng doanh thu hợp nhất đạt 10.886 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.781 tỷ, tăng 10% chỉ tiêu doanh thu nhưng lại giảm 5% ở chỉ tiêu lợi nhuận so với năm 2020. Số nộp ngân sách dự kiến là 3.873 tỷ cả năm nay cũng thấp hơn 6% so với số nộp năm 2020.

Đến cuối năm 2020, tổng tài sản cân đối với nguồn vốn của HFIC đạt trên 15.400 tỷ đồng.

Đáng chú ý, phần lớn trong đó là các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư góp vốn, cho vay đơn vị khác.

Cụ thể, HFIC hiện có trên 3.100 tỷ đồng bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Khoản tiền gửi hàng nghìn tỷ này năm vừa qua cũng mang về cho công ty gần 79 tỷ tiền lãi.

Ngoài 3 công ty con nắm quyền chi phối ở trên, HFIC đang góp vốn tại hàng loạt công ty liên kết (sở hữu dưới 50%) như nắm 20,49% vốn tại Công ty Chứng khoán HSC (không bao gồm 10,5 triệu cổ phiếu đang rao bán); 25% vốn tại Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương (chủ đầu tư khu phức hợp SJC Tower tại lô đất vàng 4 mặt tiền đường Lê Thánh Tôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Trung Trực – Lê Lợi); 49% vốn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn; 49% vốn Công ty Cổ phần Dệt may Gia Định; 20% vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue (chủ đầu tư dự án Lavenue Crown tại khu đất 8-12 Lê Duẩn)…

Đến cuối năm 2020, tổng giá trị các khoản đầu tư vào công ty liên kết của HFIC đạt trên 3.558 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp phụ trách hoạt động đầu tư tài chính của TP. HCM còn sở hữu lượng cổ phiếu trị giá hàng nghìn tỷ đồng tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bao gồm Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) giá trị hợp lý gần 800 tỷ; Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) 515 tỷ; HDBank 1.050 tỷ; Eximbank 108 tỷ đồng

Thậm chí, đây là giá trị được HFIC xác định theo giá đóng cửa tại ngày lập báo cáo tài chính của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường 20/5).

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất phát hành chứng chỉ vàng, lập sàn giao dịch 'hút' nguồn lực trong dân

Đề xuất phát hành chứng chỉ vàng, lập sàn giao dịch 'hút' nguồn lực trong dân

(VNF) - Các chuyên gia Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép phát hành chứng chỉ vàng và dùng để giao dịch trên sở giao dịch vàng quốc gia, thay vì cách giao dịch vàng vật chất kém hiệu quả.

Hai dự án của Vinhomes được bán nhà cho người nước ngoài

Hai dự án của Vinhomes được bán nhà cho người nước ngoài

(VNF) - Dự án Vinhomes Ocean Park 2 và 3 vừa chính thức được tỉnh Hưng Yên cấp giấy phép mở bán cho người nước ngoài.

Luật Thủ đô: 'Hà Nội nắm bắt cơ hội, khai thác tối đa các cơ chế đặc thù'

Luật Thủ đô: 'Hà Nội nắm bắt cơ hội, khai thác tối đa các cơ chế đặc thù'

(VNF) - Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị thành phố Hà Nội phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Lọc hóa dầu Bình Sơn

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Lọc hóa dầu Bình Sơn

(VNF) - Vừa qua, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã đến thăm và làm việc với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

EU ‘nín thở’ khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại'

EU ‘nín thở’ khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại'

(VNF) - Hungary bắt đầu nhiệm kỳ 6 tháng đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh có những bất đồng nghiêm trọng với ban lãnh đạo EU về một số vấn đề, liên quan đến xung đột ở Ukraine và vấn đề di cư...

Yến sào Khánh Hoà có nữ Chủ tịch HĐQT

Yến sào Khánh Hoà có nữ Chủ tịch HĐQT

(VNF) - UBND tỉnh Khánh Hoà đã bổ nhiệm bà Trịnh Thị Hồng Vân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa.

Phó TGĐ Sông Đà 11 từ nhiệm vì 'năng lực không phù hợp'

Phó TGĐ Sông Đà 11 từ nhiệm vì 'năng lực không phù hợp'

(VNF) - Trong đơn từ nhiệm, Phó Tổng giám đốc Sông Đà 11 nói rằng trình độ, năng lực, khả năng của bản thân không phù hợp với công việc đang được giao và định hướng phát triển của công ty.

VN-Index bật tăng sau loạt ‘tin tốt’: Thanh khoản cực thấp có phải vấn đề lớn?

VN-Index bật tăng sau loạt ‘tin tốt’: Thanh khoản cực thấp có phải vấn đề lớn?

(VNF) – Không có sự phản ứng tích cực ngay lập tức sau khi đón nhận hàng loạt “tin tốt” liên quan đến nền kinh tế nhưng càng về sau, chỉ số VN-Index lại càng đi lên và kết phiên 1/7 có thêm hơn 9 điểm.

Chính phủ phê chuẩn chức danh 2 Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam

Chính phủ phê chuẩn chức danh 2 Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam

(VNF) - Các vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam được chính phủ phê chuẩn là ông Trần Nam Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Tam Kỳ và ông Phan Thái Bình, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Nam.

Từ 1/7, những hàng hoá, dịch vụ không được giảm 2% thuế VAT

Từ 1/7, những hàng hoá, dịch vụ không được giảm 2% thuế VAT

(VNF) - Nhóm dịch vụ viễn thông, chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản, nhóm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt… không nằm trong diện được giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT).