Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Năm "đại hạn" của hàng không
Trước đó, theo tính toán của Cục HKVN, năm 2020, ngành hàng không sẽ bị thiệt hại khoảng 30.000 tỷ đồng, tuy nhiên, những diễn biến mới của dịch Covid-19 đã khiến ngành hàng không gánh thêm những thiệt hại nặng nề.
Đến thời điểm này, các hãng hàng không Việt đã bị giảm khoảng 40% (tương đương 65.000 tỷ đồng) doanh thu trong năm nay, nhưng chắc chắn còn thiệt hại nữa trong bối cảnh dịch đang bùng phát mạnh.
Hiện có khoảng 98% tàu bay của các hãng hàng không đã phải ngừng hoạt động. Trong khi, các hãng vẫn phải trả tiền thuê máy bay từ 0,4 triệu đến 1 triệu USD/tháng (thiệt hại hơn 50 triệu USD/tháng).
Nói như lãnh đạo một hãng hàng không, "để cứu mình, hãng đã làm mọi thứ có thể, đã cắt giảm mọi thứ, từ lương, nhân sự đến các khoản chi nhỏ nhất như chi phí văn phòng phẩm. Việc còn lại là trông chờ chính phủ hỗ trợ phần nào, như các quốc gia khác đang hỗ trợ ngành hàng không".
Nhìn ra thế giới, tình trạng thiệt hại hàng không toàn cầu ước tính đã lên tới 5.000 – 6.000 tỷ USD trong năm nay.
Những khó khăn, thiệt hại của ngành đã khiến kinh tế toàn cầu suy thoái nhanh hơn. Bởi hàng không là con đường rộng nhất, nhanh nhất rút ngắn khoảng cách của mỗi quốc gia với thế giới.
Số liệu tính toán trên thế giới cho thấy, hàng không tăng trưởng 2 – 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng 1% GDP. Đây là bệ phóng của ngành du lịch, thu hút đầu tư, giao thương….
Hàng không biến ước mơ bay của nhiều người dân thành hiện thực. Từ chỗ chỉ 1-2% dân số có thể bay do giá vé quá đắt đỏ, hiện nay, với giá vé rẻ và chính sách vé 0 đồng, ai cũng có cơ hội bay.
Đối với Việt Nam, hàng không đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đia phương có đường bay và đất nước. Nhiều tỉnh, thành kinh tế, du lịch…. phát triển vượt bậc nhờ có hàng không như: Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Kiên Giang (Phú Quốc)…
Ngành hàng không cũng nâng tầm vị thế quốc gia, là thương hiệu quốc gia, quảng bá VN ra thế giới. Đồng thời, đóng góp quan trọng trong việc bùng nổ du lịch, giúp ngành này đạt doanh thu hơn 30 tỷ USD (chiếm 10% tỷ trọng GDP) trong năm 2019.
Hàng không mong giảm thuế môi trường
Tính đến thời điểm hiện tại, chia sẻ với những khó khăn của DN hàng không, Chính phủ, các Bộ ngành, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có nhiều biện pháp nhằm giảm một số loại thuế và phí đối với các hãng hàng không. Mới đây nhất, ngày 29/3, việc giảm sâu giá xăng dầu cũng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải (trong đó có hàng không).
Tuy nhiên, theo các hãng hàng không, trong 10.000 tỷ đồng thuế (giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân…) các hãng hàng không nộp ngân sách năm 2019, thì thuế bảo vệ môi trường lại không được giảm.
Một cơ trưởng cho biết: Ước tính một chiếc máy bay tối tân, thuộc loại siêu tiết kiệm nhiên liệu như A321 neo bay Hà Nội – TP HCM cũng đốt hết khoảng 3.500 lít xăng. Với các máy bay thân rộng cỡ lớn như Boeing 787, A350, bay Hà Nội - TPHCM đốt hết hơn 7.000 và 9.000 lít xăng trên chặng bay này. Điều đó cho thấy, mức độ tiêu hao nhiên liệu là rất lớn, đồng nghĩa với việc DN hàng không chi phí rất nhiều tiền thuế môi trường/mỗi chuyến bay.
Cụ thể, trong năm 2019, Vietnam Airlines phải nộp hơn 2.400 tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường. Còn Vietjet nhờ sở hữu đội hình máy bay mới, thân hẹp, tiết kiệm nhiên liệu nhưng cũng nộp gần 1.700 tỷ thuế này. Trung bình mỗi ngày Vietnam Airlines phải 6,5 tỷ đồng và Vietjet phải nộp 4,6 tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.
PGS, TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá, Bộ Tài chính phân tích: Hiện nay thuế chiếm tỷ trọng quá cao trong chi phí nhiên liệu bay. Trong cơ cấu giá xăng, mỗi lít phải cõng 3.000 đồng thuế bảo vệ môi trường. Ngay cả khi giá dầu thô và xăng trên thế giới đang rẻ như "nước lã" thì thuế nhập khẩu nhiên liệu và đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường đang trở thành gánh nặng của các hãng hàng không.
Bộ giao thông nói gì trước đề xuất giảm thuế môi trường?
Trao đổi với VietnamFinance về việc giảm thuế môi trường, một chuyên gia hàng không cho biết, việc giảm thuế môi trường cho hàng không là có cơ sở, bởi thuế bảo vệ môi trường là nhằm định hướng doanh nghiệp đổi mới công nghệ, dùng máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại nhất, giảm ô nhiễm nhất.
"Tuy nhiên, hiện nay, máy bay là nơi hội tụ công nghệ mới, hiện đại nhất. Các hãng đều thuê, mua máy bay tối tân, giảm khí thải, tiếng ồn nhưng lại không được giảm thuế bảo vệ môi trường để khuyến khích. Vì thế, việc giảm thuế môi trường cho hàng không hoàn toàn hợp lý", vị chuyên gia này nhận định.
Trao đổi với VietnamFinance ngày 30/3, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, Bộ GTVT hoàn toàn chia sẻ những khó khăn mà ngành hàng không đang gánh chịu, đồng thời đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cho lĩnh vực này.
"Ví dụ như Bộ đã đề xuất giảm 50% thuế nhập khẩu nhiên liệu và bảo vệ môi trường trong 3 tháng cho các hãng bay. Trường hợp bố trí được ngân sách thì miễn trong 3 tháng. Giả thiết đề xuất này được Chính phủ đồng ý thì các hãng tiết giảm chi phí được 620 đến 1.200 tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường (mỗi hãng chỉ được giảm vài trăm tỷ)", vị lãnh đạo Bộ GTVT nói.
Tuy nhiên, theo tính toán của các hãng hàng không, hiện tổng chi phí bình quân của Vietnam Airlines và Vietjet phải lần lượt lên tới 268 tỷ đồng/ngày và 128 tỷ đồng/ngày (số liệu năm 2019), thì việc hỗ trợ như trên là quá nhỏ.
Đại diện các hãng hàng không cho biết: "Chúng tôi đã kiến nghị lên Chính phủ, Bộ GTVT và các bộ ngành, các đơn vị liên quan xin được miễn thuế bảo vệ môi trường và thuế nhập khẩu xăng trong 1 năm. Có như vậy, mới giảm một phần gánh nặng trong bối cảnh hàng không bị thiệt hại nặng nề".
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.