Củng cố biên giới: Ấn Độ 'hụt hơi' trước Trung Quốc

Thanh Mai - 04/10/2018 17:00 (GMT+7)

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở biên giới với Trung Quốc của Ấn Độ đang rất chậm trễ.

VNF
Địa hình hiểm trở vùng biên là trở ngại lớn cho quân đội Ấn Độ.

Đã hơn một năm kể từ khi Ấn Độ và Trung Quốc chấm dứt cuộc khủng hoảng biên giới 73 ngày ở Doklam. Sự kiện này thu hút sự quan tâm, vì sức nóng và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ Trung - Ấn. Doklam là trường hợp hiếm hoi mà quân đội Ấn Độ có được lợi thế nhỏ so với phía Trung Quốc, nhờ có cơ sở hạ tầng đường biên tốt hơn một chút so với đối phương.

Tuy nhiên, trừ Doklam, cơ sở hạ tầng vùng biên giới của Ấn Độ trên phần còn lại của tuyến biên giới là rất tồi tệ. Thực vậy, trừ khi Ấn Độ tăng tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng biên giới, nếu không New Delhi sẽ đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng trong bất kỳ cuộc đối đầu nào trong tương lai với Trung Quốc.

Phát biểu trước Ủy ban thường trực về Quốc phòng của Quốc hội Ấn Độ, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về việc thiếu ngân sách cho quân đội nước này trong tài khóa 2018-2019.

Ngài Phó Tổng tham mưu trưởng chỉ ra rằng: “Trung Quốc đang triển khai mạng lưới gồm số lượng lớn các đường chiến lược, cùng với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới phía bắc”. Điều này đòi hỏi phía Ấn Độ cũng phải có sự đầu tư tương xứng. Tuy nhiên, thực tế diễn ra là ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm ồ ạt.

Tình hình biên giới bi đát hiện nay là kết quả của một chính sách sai sót trong nhiều thập kỉ. Các lãnh đạo chính trị, các quan chức dân sự, và thậm chí cả các tướng lĩnh quân sự Ấn Độ luôn tin rằng việc xây dựng đường sá, cơ sở hạ tầng ở vùng biên sẽ gây nguy hại cho an ninh quốc gia của Ấn Độ, vì sẽ tạo ra sự thuận lợi cho những cuộc xâm lược của Trung Quốc.

Minh chứng cho điều này là một phát biểu của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, A.K.Antony, khi ông này tham gia một sự kiện của Tổ chức Đường vùng biên giới (Border Roads Organization - BRO): “Trước đây, chúng ta cho rằng những khó khăn của đường sá vùng biên cương là rào cản với kẻ thù”. Ông thừa nhận đây là cách suy nghĩ chưa chính xác, và cho biết thêm chính phủ Ấn Độ hiện đang thực hiện nhiều biện pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường sá, hầm hào, và sân bay ở khu vực biên giới.

Cảnh sát biên phòng ITBP của Ấn Độ.

Tương tự như vậy, Tổng giám đốc BRO, trung tướng A.K. Nanda cũng thừa nhận cơ sở hạ tầng nghèo nàn ở khu vực biên giới là do tư duy thiết kế, nhưng “suy nghĩ của chúng tôi đã thay đổi, và chúng tôi đang xây dựng (cơ sở hạ tầng) vùng biên dựa trên những năng lực, thiết bị hiện đại, và lực lượng lao động sẵn có”.

Ngay từ năm 2006, Ủy ban Nội các về Quốc phòng - An ninh (Cabinet Committee on Security - CCS), phụ trách về chi tiêu quốc phòng và các vấn đề an ninh quốc gia của Ấn Độ, đã đưa ra kế hoạch xây dựng 73 tuyến đường chiến lược dọc theo đường biên giới thực tế (Line of Actual Control - LAC) giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Tuy nhiên sau hơn một thập kỉ, có rất ít những bằng chứng cho thấy những kết quả công việc trên thực tế. Điều này là rất đáng ngạc nhiên, nhất là trong bối cảnh chính phủ của Đảng Nhân dân Ấn Độ (Bharatiya Janata Party – BJP) đang rất chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng dọc biên giới Trung - Ấn.

Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Kiren Rijiju đã tuyên bố trước Quốc hội rằng việc xây dựng các cơ sở hạ tầng dọc biên giới “được trù định dựa trên nhận thức về mối đe dọa, nguồn lực sẵn có, và các yếu tố khác như địa hình, độ cao …”. Phát biểu về khu vực biên giới Trung - Ấn, Tổng giám đốc cảnh sát biên phòng Ấn Độ - Tây Tạng (Indo-Tibetan Border Police - ITBP) Krishna Chaudhary cho hay 172 trong số 176 trạm kiểm soát biên phòng mới đang được triển khai, và công việc hiện đang tăng tốc.

Ông Krishna Chaudhary cũng thừa nhận rằng Ấn Độ đã chậm chân trong việc triển khai hạ tầng biên giới, nhưng hiện nay “công việc đang tiến triển nhanh” ở các bang có chung đường biên giới với Trung Quốc như Jammu và Kashmir, Himachal Pradesh, Uttarakhand, Sikkim và Arunachal Pradesh.

Tuy nhiên, giữa cuộc khủng hoảng biên giới Doklam với Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, tiến sĩ Subhash Bhamre, khi trả lời chất vấn của Quốc hội đã nói rằng “73 đường dọc biên giới phía bắc với Trung Quốc từ năm 2006 đã được phê duyệt để xây dựng trở lại. Trong đó, 27 con đường đã hoàn thành, và số còn lại được dự kiến hoàn thiện vào tháng 12 năm 2022”.

Tuy vậy, việc BRO - cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược vùng biên giới - đã nhiều lần trễ hạn, đặt ra nghi vấn về thời hạn năm 2022 này.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho rằng nguyên nhân sự chậm trễ của việc xây dựng là do những rào cản tự nhiên như rừng núi, các động vật hoang dã gây khó khăn cho giải phóng mặt bằng, nền đất đá cứng, thời gian làm việc hạn chế, việc thu hồi đất bị trì hoãn, vật liệu xây dựng thiếu thốn, cùng những thiệt hại do thiên tai như lũ quét. Như vậy, bất chấp những sự thay đổi trong chính quyền Ấn, những lí do cho sự chậm trễ vẫn giữ nguyên.

Các báo cáo cho hay: Những vụ xung đột ở biên giới Trung - Ấn đã giảm xuống: Từ 500 vụ năm 2015 xuống còn 350 vụ vào năm 2017, và có khoảng 200 vụ trong 3 quý đầu năm 2018. Hiện nay, dọc tuyến biên giới với Trung Quốc có rất nhiều đơn vị chuyên ngành Ấn Độ: Quân đội, Cảnh sát biên phòng Ấn Độ - Tây Tạng (ITBP), Lực lượng An ninh biên giới (Border Security Force - BSF), cùng lực lượng bán quân sự Assam Rifles. Điều này cho thấy Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng Ấn Độ không thực sự phối hợp cùng nhau trong quản lí biên giới.

Ngược lại, ở phía bên kia biên giới, quyền chỉ huy thống nhất được giao cho lực lượng quân sự của Khu Tự trị Tây Tạng. Cần lưu ý rằng, Trung Quốc rất coi trọng việc chỉ huy ở tuyến biên giới với Ấn Độ, khi đã nâng cấp cho Bộ Tư lệnh Quân khu Tây Tạng thành cấp phó chiến khu (đứng đầu là Trung tướng), độc lập khỏi Chiến khu Tây bộ, trực tiếp chịu sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Lục quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa.

Mặc dù việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Ấn Độ rất ì ạch, song điều này không khiến cho các phương tiện truyền thông Trung Quốc (điển hình là tờ Hoàn Cầu Thời báo) tuyên bố rằng New Delhi đang có động thái khiêu khích trong việc xây dựng các đồng biên phòng, cùng những cơ sở hạ tầng khác ở vùng biên. Tuy nhiên, New Delhi hiện nay không thể dừng việc xây dựng ở vùng biên, dù rằng họ cũng thiếu những nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ xây dựng.

Bài viết của tác giả Rajeswari Pillai Rajagopalan, được đăng tải trên The Diplomat.

Xem thêm >> Triều Tiên: Phi hạt nhân hóa là một loại cây ‘mọc trên niềm tin’

Theo Sức Khỏe Cộng Đồng
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.