'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Những năm qua, Đà Nẵng đang trở thành địa phương thu hút nhà đầu tư. Trong đó, không ít công ty nước ngoài đã đổ vốn về địa phương đầu tư. Làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển rất mạnh. Các dự án cấp mới trong giai đoạn này tập trung chủ yếu ở lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao... theo đúng định hướng kêu gọi đầu tư của thành phố.
Nhiều dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn đã hoàn thành và đi vào hoạt động, nhiều dự án mở rộng quy mô đầu tư, nâng công suất, tăng vốn đầu tư... góp phần cho tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tỷ lệ vốn giải ngân ước đạt từ 51% đến 53%/tổng vốn đăng ký.
Theo thống kê của UBND TP. Đà Nẵng, giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Đà Nẵng thu hút được 163 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 76.130 tỷ đồng (trong đó, 53 dự án đầu tư nằm ngoài Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 68.790 tỷ đồng và 110 dự án đầu tư trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 7.340 tỷ đồng).
Dòng vốn đầu tư trong nước chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như bất động sản - du lịch, giáo dục, y tế... Tỷ lệ giải ngân vốn giai đoạn này chiếm tỷ trọng thấp, do nhiều khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện dự án, chủ yếu liên quan đến các dự án đầu tư nằm ngoài Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp.
Lũy kế đến tháng 8/2021 toàn thành phố thu hút được 716 dự án với tổng vốn đầu tư là 149.072 tỷ đồng (trong đó, có trên địa bàn thành phố có 343 dự án đầu tư trong nước ngoài KCN với tổng vốn đầu tư 121.500 tỷ đồng và 373 dự án trong nước đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 27.563 tỷ đồng).
Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, giai đoạn 2016 - 2020, thành phố thu hút được 530 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới là 1.045,4 triệu USD. Trong đó, các Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao đã thu hút được 44 dự án với tổng vốn đầu tư 507,63 triệu USD và có 486 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đầu tư ngoài các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 537,77 triệu USD); 60 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 144,5 triệu USD; có 605 lượt góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế với tổng giá trị là 211,8 triệu USD.
Lũy kế đến tháng 8/2021, toàn thành phố có 914 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.863 triệu USD (trong đó, có 784 dự án đầu tư ngoài các Khu công nghiệp, Khu công nghệ thông tin tập trung và Khu công nghệ cao với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.009 triệu USD và 130 dự án đầu tư trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ thông tin tập trung và Khu công nghệ cao với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1.854 triệu USD).
Theo đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo có số vốn đăng ký đạt 1.862 triệu USD, chiếm tỷ lệ 48,02% tổng vốn đăng ký; bất động sản; bất động sản – du lịch vốn đăng ký gần 1.292,28 triệu USD, chiếm 33,45% tổng vốn đăng ký; còn lại một số lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, công nghệ thông tin và các dịch vụ khác. Nhóm quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vào thành phố hiện nay lần lượt là Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc.
Dù Đà Nẵng những năm gần đây thu hút được nhiều doanh nghiệp về địa phương đầu tư, với nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đầu tư về Đà Nẵng cũng đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong việc bàn giao đất sạch để triển khai dự án.
Điều đáng nói là việc các doanh nghiệp đầu tư về địa phương có thời gian sử dụng đất 50 năm. Tuy nhiên, việc xử lý các vướng mắc liên quan đến chậm giao mặt bằng cũng đã lên đến gần 10 năm. Điều này cũng gây ảnh hưởng nhiều đến các nhà đầu tư đang có ý định về Đà Nẵng.
Điển hình như Khu du lịch Nam Ô của Công ty Cổ phần Trung Thuỷ, cho đến nay, dự án vẫn dậm chân tại chỗ vì chính quyền địa phương chưa bàn giao mặt bằng. Nguyên nhân là dự án này còn đang vướng phải khó khăn trong việc giải tỏa giải phóng mặt bằng.
Hay nhà máy Trungnam EMS, Công ty Cổ Phần Khu Công Nghệ Thông Tin Tập Trung Đà Nẵng đã xong giai đoạn 1 và chuẩn bị tiến hành giai đoạn 2. Nhưng giai đoạn 2, công ty này vẫn chưa được giao mặt bằng để triển khai.
Ông Nguyễn Anh Huy, Giám đốc Công ty Cổ Phần Khu Công Nghệ Thông Tin Tập Trung Đà Nẵng cho biết, đối với dự án này, giai đoạn 1, công ty xin cấp thêm nguồn điện dự phòng để đảm bảo nguồn điện cho các dự án đã đưa vào vận hành khai thác, đặc biệt trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư các trung tâm dữ liệu.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2, đơn vị này đề nghị hoàn tất đề nghị thủ tục, giao đất để tiến hành đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Nguyên nhân là hiện nay giai đoạn 1 cũng không thể vận hành độc lập vì thiếu các khu hạ tầng kỹ thuật như khu xử lý nước thải, khu công trình kỹ thuật đầu mối, các phân khu chức năng. Do đó, dự án cũng phải khó khăn trong việc kêu gọi vốn đầu tư.
Ngoài ra, việc triển khai thi công giai đoạn 2 chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nhà máy, nhất là khu trung tâm dữ liệu, các khu khác đang vận hành và khai thác.
Vị Giám đốc này cũng cho biết thêm, hiện nay nhà máy Trungnam EMS đã đi vào hoạt động và sản xuất thành công các đơn đặt hàng vừa và nhỏ của các đối tác trong và ngoài nước.
Một số khách hàng SMT ở Mỹ, Úc đã chấp thuận sản phẩm nhà máy để đi vào sản xuất đại trà. Nhà máy Trungnam EMS đã ký một đơn hàng với đối tác Mỹ trị giá 200 tỷ đồng, sản xuất trong 6 tháng.
Bên cạnh đó, Trungnam EMS sẽ phối hợp với đối tác để ra mắt sản phẩm “made in Đà Nẵng”, sản phẩm đã chạy thử nghiệm thành công trong quý 4/2021.
Liên quan đến vấn bàn giao mặt bằng cho Công ty Cổ Phần Khu Công Nghệ Thông Tin Tập Trung Đà Nẵng, ông Trần Ngạnh, Giám đốc Ban giải phóng mặt bằng huyện Hòa Vang cho biết, nguyên nhân doanh nghiệp này vẫn chưa được giao mặt bằng để thực hiện giai đoạn 2 của dự án là vì thành phố chưa phê duyệt giai đoạn 2.
Do đó, khi thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư đối với giai đoạn 2 của dự án. Ban giải phóng mặt bằng huyện Hòa Vang mới tiến hành giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho doanh nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.