Đại gia Đường bia muốn xây tàu điện vàng độc đáo nối Đà Nẵng - Hội An

T.Hà - 03/07/2024 09:30 (GMT+7)

30km tàu điện vàng mà đại gia Đường "bia" và Tập đoàn Hòa Bình đề xuất xây dựng có thời gian thi công "thần tốc".

30km tàu điện vàng từ sân bay Đà Nẵng đến thành phố Hội An

Tập đoàn Hòa Bình mới đây đã đề xuất xây dựng Dự án đường sắt đô thị - đường tàu điện vàng với tổng chiều dài hơn 30km từ sân bay Đà Nẵng đến thành phố Hội An theo hình thức BOT.

Thời gian thi công từ 6 – 9 tháng kể từ ngày nhận mặt bằng là phần đất giải phân cách giữa tuyến đường giao thông hiện nay, thời gian thu phí trong 30 năm bằng hình thức bán vé cho khách đi tàu với mức giá từ 150.000 – 200.000 đồng/người/lượt.

Một đại gia Việt Nam muốn làm tuyến tàu điện dát vàng nối 2 TP du lịch nổi tiếng 'thần tốc' trong 9 tháng- Ảnh 1.
Mẫu đường sắt trên cao mà Tập đoàn Hòa Bình thiết kế, đã được cấp bản quyền tác giả. Ảnh: Nhịp sống Doanh nghiệp

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình Nguyễn Hữu Đường (hay còn gọi là Đường "bia") cho biết đường tàu điện vàng là công trình đường sắt đô thị trên cao chịu lực bằng cọc bê tông ly tâm V+. Tuy nhiên, công nghệ máy mà hệ thống tàu điện tuyến Đà Nẵng - Hội An sử dụng chưa được vị đại gia công bố.

Tập đoàn này kỳ vọng công trình sẽ làm thay đổi công nghệ làm đường sắt trên thế giới cũng như Việt Nam. Đặc biệt, đây là giải pháp do người Việt Nam tự thiết kế, tự thi công.

Đà Nẵng - Hội An là 2 TP du lịch nổi tiếng hàng đầu Việt Nam. Khoảng cách giữa Đà Nẵng và Hội An chỉ chừng 30km, hệ thống đường xá đi lại thuận tiện và có nhiều sự lựa chọn phương tiện di chuyển khác nhau như xe máy, xe bus, taxi.

Một đại gia Việt Nam muốn làm tuyến tàu điện dát vàng nối 2 TP du lịch nổi tiếng 'thần tốc' trong 9 tháng- Ảnh 2.
Đường sắt đô thị trên cao chịu lực bằng cọc bê-tông ly tâm V+. Ảnh: Báo Xây dựng

Các phương tiện kết nối sân bay Đà Nẵng và Hội An hiện nay tuy đa dạng nhưng chưa thực sự ưu việt. Ví dụ nếu di chuyển bằng xe máy sẽ tiết kiệm, chủ động thời gian nhưng sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và giao thông. Hay như nếu di chuyển bằng taxi sẽ tiện lợi, nhanh chóng, an toàn nhưng nhược điểm là chi phí cao.

Vì vậy, hệ thống tàu điện dát vàng của Tập đoàn Hòa Bình nếu thành hiện thực có thể giúp người dân có thêm sự lựa chọn tùy theo nhu cầu và lịch trình.

Công nghệ xây tàu điện dát vàng có gì đặc biệt?

Trước khi đề xuất dự án nối Đà Nẵng - Hội An, Hòa Bình của đại gia Đường "bia" đã thiết kế, thi côn 100 m đường sắt đô thị – đường tàu điện vàng tốc độ 100 km/h tại Nhà máy Đường Man - Khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh.

Đây là một trong những công trình có dấu ấn của công ty Hoà Bình liên quan đến việc áp dụng công nghệ cọc bê tông ly tâm để xây dựng đường sắt trên cao, dưới mặt đường là các trụ bê tông chứ không phải nền đường đắp bằng đất, có thể ứng dụng trong những điều kiện đất đồi, núi hay cả những vùng đất yếu tại đồng bằng Sông Cửu Long.

Đường tàu điện vàng này đã được kiểm nghiệm, thẩm định và báo cáo kết quả với Bộ Giao thông Vận tải. Tiêu chuẩn Việt Nam cho phép độ lún là 10 mm, kết quả kiểm nghiệm thử tải đường tàu điện vàng của Hòa Bình có khối lượng thử tải 700% so với tiêu chuẩn có độ lún là 4,3 mm.

Đường mẫu đường sắt đô thị này sử dụng ngay dải phân cách giữa đường để ép cọc bê tông ly tâm phi 400mm đến 500mm. Đường ray (dài 100m, rộng 4,1m) được lắp đặt trên đường mẫu này. Đầu tàu dài 3,8m và toa tàu dài 11,5m, rộng 2,8m trên đường sắt đô thị này đều được dát vàng. Tàu điện này có thể chở 100 người, tốc độ 100km/h.

Ông Nguyễn Hữu Đường cho báo chí biết, đường sắt đô thị này là một phát minh công nghệ mới, làm thay đổi quy hoạch làm đường sắt đô thị của Hà Nội, TPHCM. Cụ thể, loại này không tốn diện tích đất, không phải giải phóng mặt bằng xe buýt BRT đang được triển khai hoặc sẽ được triển khai.

Một đại gia Việt Nam muốn làm tuyến tàu điện dát vàng nối 2 TP du lịch nổi tiếng 'thần tốc' trong 9 tháng- Ảnh 7.
Đường tàu cao tốc Bắc - Nam được thi công trên cọc dự ứng lực mô phỏng của Tập đoàn Hòa Bình. Ảnh: Nhịp sống DN

Chi phí đầu tư làm đường sắt đô thị trên cao chịu lực bằng cọc bê tông ly tâm chỉ bằng 50-70% so với chi phí làm tàu điện ngầm và đường sắt trên cao hiện nay.

Ông Đường ví dụ thời gian thi công tuyến đường sắt đô thị trên cao từ trung tâm Thủ đô đến sân bay Nội Bài thông thường phải mất 10 năm nhưng nếu thi công theo phương án đường sắt đô thị này chỉ còn 12 tháng.

Thời gian thi công cũng được rút ngắn, từ đó giúp bảo vệ môi trường, giảm chi phí đầu tư và chi phí lãi vay, giúp giá vé tàu điện được hạ thấp, phù hợp với thu nhập người dân.

Theo Đời sống Pháp luật
Áp lực đầu tư công: TP.HCM tăng tiêu tiền gấp 6 lần hiện nay

Áp lực đầu tư công: TP.HCM tăng tiêu tiền gấp 6 lần hiện nay

Đầu tư
(VNF) - TP. HCM đặt mục tiêu giải ngân đến hết quý II/2024 phải trên 22%, nhưng hiện TP. HCM mới chỉ giải ngân gần 10.963 tỷ, đạt trên 13,8%.
Cùng chuyên mục
Tin khác