Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 17/9, phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Giám đốc Tập đoàn Orsted tại Việt Nam Sebastian Hald Buhl cho biết: chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ để đưa vào hoạt động 2 dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam trước năm 2030. Orsted cũng dự tính sẽ đầu tư 5,5 tỷ USD vào Việt Nam và tạo ra khoảng 25.000 việc làm".
Tại diễn đàn này, lãnh đạo Orsted đã đưa ra 4 đề xuất để giúp phát triển công nghiệp điện gió ngoài khơi của Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam cần nhanh chóng xét duyệt và cấp giấy phép khảo sát biển để các công việc phát triển dự án chính được khởi động.
Thứ hai, Việt Nam cần áp dụng một cơ chế cạnh tranh chuyển tiếp trong giai đoạn này để khơi động thị trường, đồng thời giúp Chính phủ có thể thời gian để xây dựng và thiết kế một cơ chế đấu thầu hiệu quả để áp dụng cho các mục tiêu lớn hơn vào năm 2035.
Thứ ba, hợp đồng mua bán điện điều chỉnh sẽ thu hút và huy động nguồn vốn cũng như giảm giá thành của điện gió ngoài khơi. Một số cải thiện chính của hợp đồng mua bán điện chẳng hạn như điều khoản về bồi thường cắt giảm công suất sẽ giúp giảm đáng kể chi phí cho điện gió ngoài khơi đối với người tiêu dùng cuối tại Việt Nam.
Thứ tư, cần phải gấp rút đẩy nhanh tiến độ phát triển thị trường nếu như muốn đạt được mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi vào năm 2030 vì thời gian tới đó thực sự không còn nhiều, trong khi các dự án điện gió ngoài khơi sẽ cần 6-8 năm để phát triển và hoàn thành.
"Với một khung pháp lý hiệu quả và kịp thời, không có gì phải nghi ngờ về khả năng Việt Nam sẽ đạt được những gì mà ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi mà các thị trường đã phát triển chín muồi đạt được", lãnh đạo Tập đoàn Orsted nói.
Theo ông Sebastian Hald Buhl, điện gió ngoài khơi là nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác, và cũng giống như tài nguyên dầu khí của Việt Nam, có thể mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể đồng thời giúp cung cấp lượng điện năng nội địa đáng tin cậy để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của Việt Nam.
"Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang diễn ra hiện nay, với giá các loại nguyên liệu than, dầu, khí tăng phi mã. Đây không phải là cuộc khủng hoảng năng lượng hóa thạch đầu tiên mà thế giới trải qua, và chắc chắn sẽ không phải là lần cuối cùng nếu như chúng ta cứ tiếp tục trông cậy vào các nguồn tài nguyên hóa thạch. Điện gió ngoài khơi lúc này sẽ là một trong những giải pháp giúp đa dạng hóa hệ thống năng lượng một cách hiệu quả về chi phí.", ông Sebastian Hald Buhl nói.
Bằng điện gió ngoài khơi, lãnh đạo Orsted cho biết đã có thể hạ chi phí sản xuất các dự án của mình ở Đài Loan khoảng 60% trong vòng 6 năm. Trong khi đó, các dự báo dài hạn về giá thành của các nhà máy điện than và khí chỉ cho thấy xuống hướng tiếp tục tăng.
Orsted là tập đoàn năng lượng của Chính phủ Đan Mạch và là nhà phát triển điện gió ngoài khơi đang nắm giữ 25% tổng công suất điện gió ngoài khơi toàn cầu. Tập đoàn này hiện đang hợp tác với Tập đoàn T&T để phát triển hàng chục dự án điện gió ngoài khơi tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Thái Bình, TP. Hải Phòng...
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.